3 bệnh thường gặp ở trẻ trong ngày Tết
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/01/kid-1241817_640-3.jpg)
Năm mới đang đến gần. Để đảm bảo sức khỏe cho người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ huynh cần đặc biệt chú ý những bệnh trẻ nhỏ thường gặp trong những ngày Tết cổ truyền.
Viêm đường hô hấp trên
Vào những ngày giáp tết, cha mẹ tất bật với hàng trăm công việc nên thường xao nhãng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ở miền Bắc, những ngày giáp tết, trời rất lạnh nên trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi nếu không để ý và chữa trị kịp thời rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Ở khu vực thời tiết nóng như TPHCM và khu vực Tây Nam bộ, nắng nóng cha mẹ lại thường xuyên chở con đi chơi, chúc Tết cũng dễ khiến bé bị cảm nắng. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé, đặc biệt là uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây chứa Vitamin C.
Bệnh về đường tiêu hóa
Ngày Tết, chế độ ăn cho trẻ thường bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cho ăn đúng bữa, lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ. Ngược lại, trẻ lớn ít bị kiểm soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt tết và nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết. Một số thức ăn khác trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
Vì thế, trong ngày tết dù bận rộn đến đâu, mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ chất cần thiết có đủ cả thịt, cá, trứng và rau quả các loại và nên cho bé ăn đúng giờ giấc và liều lượng vừa đủ. Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết, các bậc phụ huynh phải chú ý duy trì chế độ ăn của trẻ như ngày thường. Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia vị và phải phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Đặc biệt, dù là ngày Tết cha mẹ cũng cần phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để tránh lạm dụng các thực phẩm như: bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến.
Thời tiết ngày Tết ở Nam bộ thường nắng nóng dễ làm trẻ mất nước. Vì vậy việc cho trẻ uống nước thường xuyên là hết sức cần thiết. Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
Ngộ độc thực phẩm
Tết là dịp không những trẻ em mà ở cả người lớn dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do thực phẩm được bảo quản quá lâu, không đảm bảo, hoặc được chế biến đi chế biến lại nhiều lần.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ một giờ trở đi. Bé nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục; đau bụng quặn từng cơn sau đó có thể đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn..
Để phòng ngừa, cha mẹ cần đảm bảo thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh đồ ô nhiễm. Nấu chín và bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, người lớn rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc cho bé ăn.
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Một số biến chứng, tác dụng phụ của gây tê tủy sống trong phẫu thuật
UncategorizedTrong những năm gần đây, gây tê tủy sống đang là một trong những phương pháp được sử dụng rộng…
-
Những căn bệnh ung thư thường gặp ở nam giới
Y học thường thứcUng thư là căn bệnh ám ảnh lớn đối với mọi người vì tỉ lệ người mắc phải vẫn đang…
-
Các nguyên nhân gây đau quặn thận
Y học thường thứcCơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng. Cơn đau thường dữ dội, không có…
-
Chớ dùng kháng sinh điều trị sốt virus!
Y học thường thứcSốt virus có thể do nhiều loại virus gây ra, hay gặp nhất là virus đường hô hấp xảy ra…
-
Tác động của hệ thần kinh tới hệ tiêu hoá như thế nào?
Y học thường thứcThần kinh , tâm trạng căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp, làm tăng lượng đường trong máu… …
-
Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika
Kiến thức y khoaTổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công…
-
Những nguy hại của rượu tới tâm thần kinh
Y học thường thứcNước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu.…
-
Hướng dẫn ngăn ngừa coronavirus 2019 (2019-nCoV) lây sang người nhà và cộng đồng
Y học thường thứcCorona là một họ virus lớn, với một số chủng gây bệnh ở người và một số khác xâm nhiễm…
-
Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục
Y học thường thứcKể từ khi xuất hiện triệu chứng mãn dục nam, cơ thể nam giới có nhiều sự thay đổi. Bên…
-
Sơ Cứu Khẩn Cấp Cho Các Trường Hợp Say Nắng
Y học thường thứcSay nắng xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục…
-
Xử trí cơn nhược cơ nặng
Y học thường thứcNhược cơ là một bệnh tự miễn do cơ thể sản xuất các kháng thể kháng lại thụ thể tiếp…
-
Nguyên nhân gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
Y học thường thức1. Nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới Tuổi tác Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên…
-
Xử trí phù não trong đột quỵ thiếu máu cấp
Y học thường thứcĐột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không…
-
Cách bảo vệ mắt khi sử dụng máy tính
Y học thường thứcTrong nhịp sống hiện đại trên thực tế không thể phủ nhận máy vi tính trở thành “vật bất ly…
-
7 dấu hiệu bất thường về sức khỏe dễ bị bỏ qua
Y học thường thứcMột số triệu chứng như đau ngực, mất thị lực, nói đột ngột và đau bụng dữ dội đòi hỏi…
-
Những điều cần biết về vi khuẩn HP
Y học thường thứcVi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn hình xoắn, hơi cong, bắt màu Gram âm, dài 1,5…
-
Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu bia?
Y học thường thứcChỉ 30 giây sau khi được đưa vào cơ thể, rượu lập tức tác động đến não bộ, các cơ…
-
Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?
Y học thường thứcMức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho…
-
Đối tượng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan A
Y học thường thứcViêm gan A là bệnh có khả năng lây truyền. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng và…
-
Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi
Y học thường thứcThống kê cho thấy trong số các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng nước sôi và bỏng lửa là phổ…
-
Cẩn thận khi dùng phấn rôm
Y học thường thứcPhấn rôm còn gọi là phấn thơm dành cho trẻ em, thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài…
-
Khổ vì … nghén
Y học thường thứcCó đến hơn 90% phụ nữ bị ốm nghén có biểu hiện nôn ói khi cơ thể có sự thay…
-
Paracetamol là gì?
Y học thường thứcNgười bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Paracetamol để thuốc phát huy được công dụng…
-
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị sỏi mật
Y học thường thứcQuá trình sử dụng thuốc giảm đau sỏi mật và thuốc uống tan sỏi mật là cách điều trị nội…
-
2 dấu hiệu ung thư thường gặp không phải ai cũng biết
Kiến thức y khoaUng thư là căn bệnh khá phổ biến nhưng các dấu hiệu cảnh báo bệnh ban đầu của bệnh lại…