Tiền đái tháo đường là gì ?

Bên cạnh tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến suy dinh dưỡng, thai sản, bệnh nhiễm trùng đang giảm rõ rệt thì tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến các bệnh mạn tính không lây đang gia tăng đặc biệt là bệnh thừa cân béo phì, đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
1. Tiền đái tháo đường là gì ?
Lượng glucose (đường) bình thường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dL; bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126 mg/dL. Khi lượng glucose trong máu khi đói từ 100 – 125 mg/dL thì bạn bị tiền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường.
Tiền đái tháo đường được xem như là rối loạn glucose máu khi đói, hay rối loạn dung nạp glucose. Hầu hết tất cả những người bệnh đái tháo đường type 2 đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường.
2. Phát hiện tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm máu, thử lượng glucose trong máu lúc đói. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 tuổi, tiền căn trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2, phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ hay sinh con nặng trên 4 kg thì bạn nên xét nghiệm đường máu định kỳ và cần sự tư vấn của bác sĩ.
3. Điều trị tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là một dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu việc chữa trị được tiến hành ngay từ khi bị tiền đái tháo đường.
Biện pháp điều trị chính yếu của tiền đái tháo đường là giảm cân và tăng cường vận động thể lực. Chỉ cần giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì đã đủ để ổn định được lượng glucose trong máu cùng với một chương trình luyện tập thể dục trung bình mỗi lần 30 phút, 3 – 4 lần một tuần. Điều này còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, các bệnh lý xương khớp…
Việc thay đổi lối sống bao gồm giảm cân và tăng vận động thể lực là có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2. Giảm cân bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh ngọt, kẹo mứt, ăn nhiều cơm…, tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả… phân bố bữa ăn hợp lý, không bỏ bữa sáng.
Nguồn: Báo Thanh Niên
Bài viết liên quan:
-
Đặc trưng của ung thư vú ở bệnh nhân vị thành niên
Bệnh chuyên khoaUng thư vú là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam. Độ tuổi…
-
Viêm tĩnh mạch: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĩnh mạch là mạch máu dẫn máu từ các cơ quan về lại tim. Chúng vẫn có nguy cơ bị…
-
Giải đáp của chuyên gia về amidan
Bệnh chuyên khoa1. Viêm Amidan thường bị khi nào Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường khi giao mùa... là nguyên…
-
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng. Bởi vì triệu chứng này cũng có thể gặp…
-
Các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng
Bệnh chuyên khoaBuồng trứng bình thường kích thước rất nhỏ và nằm sâu trong ổ bụng, nên khi có bất thường như…
-
Rối loạn co giật cục bộ
Bệnh chuyên khoaCo giật cục bộ là một trong những thể co giật hay gặp trong những tình huống lâm sàng, liên…
-
Điều trị viêm xoang hiệu quả: 4 điều người bệnh viêm xoang nhất định phải nhớ
Bệnh chuyên khoaVới nhiều người, điều trị viêm xoang không hề đơn giản, sai lầm lại bắt nguồn từ yếu tố chủ…
-
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Bệnh chuyên khoaUng thư dạ dày có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh…
-
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở người lớn là các mảng tăng sản liken hóa nổi…
-
Các bệnh lý thường gặp ở tủy răng
Bệnh chuyên khoaBệnh lý tủy răng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, trong đó các triệu chứng đau răng và…
-
Triệu chứng hen phế quản ở trẻ nhỏ
Bệnh chuyên khoaHen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó có trẻ nhỏ. Cơn hen…
-
Uốn ván: Tác nhân gây bệnh và nguồn truyền nhiễm
Bệnh chuyên khoaUốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp nguyên nhân là do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Người bị…
-
Dịch sởi bùng phát – Mối nguy hiểm của mẹ bầu
Bệnh chuyên khoaNhững bênh nhi mắc sởi, trường hợp không may xảy ra, thai nhi sẽ bị lây nhiễm virus sởi, có…
-
Chảy máu tuyến yên: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ tuyến yên là một bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp, thường có những biểu hiện tiêu…
-
Chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm trùng
Bệnh chuyên khoaBệnh ban đỏ nhiễm trùng liên quan đến cơ chế miễn dịch, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi…
-
Phương pháp mổ nội soi cắt túi mật
Bệnh chuyên khoaPhẫu thuật nội soi được các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa đánh giá cao, là lựa chọn hàng đầu…
-
Đột quỵ – Biến chứng nguy hiểm của dị dạng mạch máu não
Bệnh chuyên khoaVới những người bị đau đầu thường xuyên, có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, cần đi kiểm tra vì…
-
Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaTáo bón là một triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em với những dấu hiệu dễ nhận thấy với…
-
Bệnh gan ứ mật: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaBệnh gan ứ mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cần được điều trị đúng cách để…
-
Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaViêm đại tràng mãn tính là căn bệnh không phải hiếm gặp ở nước ta, bệnh rất khó để điều…
-
Biến chứng nguy hiểm của sỏi ống mật chủ
Bệnh chuyên khoaTheo thống kê, ở Việt Nam hiện tại có đến 10 – 15% dân số mắc bệnh sỏi mật, trong…
-
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh chuyên khoaBệnh thoái hoá khớp là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến với tần suất bệnh tăng theo đội…
-
Bệnh sa ruột bẹn
Bệnh chuyên khoaSa ruột bẹn, y khoa gọi là thoát vị bẹn, gặp ở nam nhiều hơn nữ, là tình trạng tạng…
-
Hệ lụy của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
Bệnh chuyên khoaThiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) bị…
-
Hen suyễn có tỉ lệ tử vong chỉ sau ung thư
Bệnh chuyên khoaBệnh nhân mắc phải hen suyễn khi gặp phải các kích động về tâm lý như sợ hãi, lo âu,…