Làm gì để tránh nhiễm vi khuẩn HP và mắc bệnh ung thư dạ dày?

Không ăn chung bát, tránh gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm hoặc thổi canh cho trẻ, chỉ cần chú ý điều chỉnh những thói quen tưởng chừng như vô hại này, bạn đã tránh cho mình và người thân phần lớn nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP – “thủ phạm” chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Các chuyên gia tiêu hóa (TP.HCM) “bật mí” cho chúng ta những cách phòng loại vi khuẩn đang có trong dạ dày hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam hiện nay.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã nhiễm vi khuẩn này, mà được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, bạn vẫn có thể tránh được bệnh ung thư dạ dày.
1. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những “con đường” nào?
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng-miệng: Vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.
2. Như vậy, thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP phải không?
Đúng như vậy. Để tránh đường lây nhiễm chính là miệng-miệng (cụ thể là nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa), chúng ta nên tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.
3. Khi bị nhiễm HP thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở mức độ nào?
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
4. Chúng ta còn cần chú ý những gì nữa để có thể dự phòng lây nhiễm, loại trừ vi khuẩn HP?
– Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ. Tránh stress, lo âu.
– Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
– Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ.
5. Nếu đã nhiễm HP, được điều trị đúng phác đồ mà bị tái nhiễm lại thì cần làm gì để tránh nguy cơ ung thư?
Nếu tái nhiễm lại lần hai, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ điều trị theo phác đồ kháng thuốc lần hai. Nếu sau đó kiểm tra lại mà vẫn còn HP (+) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm kỹ thuật sinh học phân tử, tìm chủng gen HP và làm kháng sinh đồ để có thể điều trị với kháng sinh nhạy nhất.
Nguồn: Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?
Hỏi đáp sức khỏeSốt là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng thay vì trẻ nóng khắp…
-
Bệnh sỏi thận là gì?
NỘI TIẾTSỏi thận hình thành do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Sỏi có thể gây…
-
Lây truyền viêm gan C diễn ra như thế nào?
TẤT CẢNếu bạn đã mắc bệnh trong một thời gian dài mà không biết thì có thể bạn đã vô tình…
-
6 điều cần biết về tiêm ngừa vắc-xin Quinvaxem phòng bệnh cho trẻ
Hỏi đáp sức khỏeTrẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên,…
-
Xét nghiệm CA 125 là gì?
SẢN PHỤ KHOAXét nghiệm CA 125 là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm này....là những thắc mắc được nhiều người…
-
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
HÔ HẤPTràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành…
-
Ung thư đại tràng là gì?
TIÊU HÓA - GAN MẬTUng thư đại tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống…
-
Ăn tỏi đen có tác dụng gì? Ai không nên ăn tỏi đen?
DINH DƯỠNGTỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ…
-
Sỏi thận hình thành như thế nào?
NỘI TIẾTSỏi thận (hay sạn thận) là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Đây là hệ quả của sự…
-
Xét nghiệm beta hCG là gì và những điều cần biết?
SẢN PHỤ KHOAXét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hGC. Đây là loại hormone chỉ được…
-
Ung thư buồng trứng có những biểu hiện gì?
TẤT CẢUng thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chị em phụ nữ có nguy cơ…
-
Trẻ hen phế quản nên hạn chế ăn gì?
DINH DƯỠNGMột số thức ăn có thể làm kịch phát cơn hen suyễn đã có sẵn. Tránh một số thức ăn…
-
Bệnh máu khó đông có di truyền?
TẤT CẢHiện nay, tại Việt Nam có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông và chỉ có khoảng 50% bệnh…
-
Cách phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày?
Hỏi đáp sức khỏe1. Phòng ngừa: Phòng bệnh viêm dạ dày không khó khăn, chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh…
-
Thế nào là tụt huyết áp?
TẤT CẢHuyết áp là một trong những thông số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe con người.…
-
Chế độ ăn kiêng bằng cafe có tác dụng giảm cân?
DINH DƯỠNGUống cà phê để giảm cân là một kế hoạch ăn kiêng tương đối mới và nhanh chóng trở nên…
-
Ai sẽ là người mắc bệnh ung thư
Hỏi đáp sức khỏeAI SẼ LÀ NGƯỜI MẮC BỆNH UNG THƯ Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới thì ung…
-
Tư thế ngủ có ảnh hưởng tới việc bị nghẹt mũi?
TAI MŨI HỌNGNghẹt mũi là tình trạng các niêm mạc của một bên mũi bị ứ đầy trong khi niêm mạc ở…
-
Bệnh suy tim có chữa được không?
TẤT CẢSuy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch, làm giảm khả năng bơm máu của tim dẫn…
-
Vì sao cần diệt tủy răng khi răng bị viêm tủy?
RĂNG HÀM MẶTNhiều trường hợp người bệnh đau răng khi đi khám được nha sĩ chỉ định diệt tủy răng. Tuy nhiên,…
-
Viêm nang lông tái phát, phải làm thế nào?
DA LIỄUViêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da và thường hay tái phát vào mùa hè trong…
-
Bệnh lao lây như thế nào?
HÔ HẤPBệnh lao được biết đến là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng…
-
Đau nửa đầu dễ nhầm lẫn với bệnh gì?
NỘI THẦN KINHĐau nửa đầu là một hội chứng thần kinh bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn hệ thống mạch máu…
-
Cách phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường?
Hỏi đáp sức khỏeĐiều quan trọng nhất là bệnh nhân khống chế được đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu vì đây…
-
Chăm sóc người bệnh sau tai biến như thế nào?
NỘI THẦN KINHTai biến mạch máu não là hội chứng bệnh lý gây tàn tật đứng hàng đầu trong các bệnh thần…