Bệnh sa ruột bẹn

Sa ruột bẹn, y khoa gọi là thoát vị bẹn, gặp ở nam nhiều hơn nữ, là tình trạng tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng
Ổ bụng là một khoang kín, được bọc kín bởi các cơ thành bụng trước và các cơ ở sau lưng. Ở vùng bẹn của mỗi người cả nam và nữ có một vùng gọi là tam giác bẹn, vùng này có khiếm khuyết về cơ thành bụng. Một số người khiếm khuyết này không gây biến chứng gì, một số khác lại tạo nên một khe hở làm cho thành bụng không kín gọi là ống bẹn. Qua khe đó, dịch trong bụng, ruột, có khi là mỡ chài, có khi cả ruột thừa sa ra ngoài và xuống dưới nên dân gian gọi là sa ruột bẹn, thường gọi là thoát vị bẩm sinh, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, cũng có khi ở thanh niên.
Thoát vị do nhão cơ bụng
Bệnh mắc phải này thường gặp ở người trên 40 tuổi do cơ thành bụng vùng bẹn đã nhão đi theo năm tháng, có vùng nhỏ yếu hẳn đi và không làm nổi chức năng bọc kín thành bụng.
Khi ở tư thế đứng, có gắng sức, ho rặn, áp lực trong bụng tăng cao, một số phần mềm trong bụng, thường gặp nhất là ruột có thể bị đẩy ra ngoài qua ống bẹn hay chỗ cơ bị nhão. Ruột bị sa có thể khá nhiều, có khi xuống tới bìu ở nam giới. Thông thường, tình trạng sa ruột như vậy không gây nguy hiểm gì. Người bệnh chỉ cảm thấy tức nhẹ ở bên bị thoát vị, tức nhiều hay ít tùy thuộc vào áp lực ở chỗ thoát vị. Đôi lúc người bệnh thấy tức cả trong bụng hay buồn nôn. Khi người bị bệnh nằm nghỉ vài phút khối ruột sa có thể tự chui trở về trong bụng và các triệu chứng hết hẳn. Chỉ có một số ít ruột sa xuống và dính với phần mềm xung quanh nên không tự trở về bụng được ngay cả ở tư thế nằm.
Thoát vị bẹn ở trẻ em
Tuy nhiên, tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra khi khối ruột sa xuống mà không tự trở về trong bụng được do tình trạng thắt nghẹt ở đầu ống bẹn. Lúc này, không những tình trạng lưu thông trong lòng ruột bị tắc nghẽn mà mạch máu nuôi đoạn ruột này cùng bị bóp nghẹt. Nguy cơ cho người bệnh là khúc ruột bị nghẹt đó sẽ bị hoại tử nếu không được giải phóng kịp thời. Người bệnh lúc này ở trong tình trạng cấp cứu và cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh: Phẫu thuật
Để có thể trị dứt được bệnh, hiện tại chỉ có phương pháp dùng phẫu thuật. Tuy nhiên người ta lại không yêu cầu phẫu thuật với những em bé chưa được 1 tuổi nếu không có tình trạng thắt nghẹt. Ở những em bé này, khe mà ruột chui qua có thể tự bịt kín mà không cần mổ, chỉ đặt vấn đề mổ với những thoát vị không tự hết sau 12 tháng tuổi. Một số người bệnh quá lớn tuổi, có nhiều bệnh kết hợp và bị thoát vị bẹn mắc phải thì thường được khuyên có thể đeo băng ép vùng bẹn để hạn chế thoát vị.
Ở nhóm các bệnh nhân còn lại, mổ để loại bỏ ống bẹn, sửa chữa khiếm khuyết cơ thành bụng vùng bẹn là một phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng, ít gây nguy hiểm cho người bệnh, chỉ cần nằm viện một đêm và nghỉ vài ngày sau mổ là có thể làm việc nhẹ trở lại. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị nghẹt mà tới bệnh viện cấp cứu trễ, ruột bị hoại tử nên phải cắt nối một đoạn ruột thì sẽ có nhiều nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, khi thoát vị bị nghẹt, người bệnh cần phải lập tức tới bệnh viện.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Tổng quan các bệnh thường gặp ở phổi
Bệnh chuyên khoaCác bệnh về phổi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Việc hút thuốc lá,…
-
Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh
Bệnh chuyên khoaThiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ…
-
Những nhân tố khiến huyết áp thay đổi đột biến
Bệnh chuyên khoaDưới ảnh hưởng của nhịp sinh học, mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận…
-
Viêm phổi thùy là gì? Cách nhận diện và phòng tránh
Bệnh chuyên khoaViêm phổi bao gồm viêm phổi thùy và phế quản phế viêm, bệnh viêm phổi thùy diễn biến bệnh thường…
-
Bí mật về khuẩn gây bệnh dạ dày
Bệnh chuyên khoaKhuẩn gây bệnh dạ dày là gì? Khuẩn Helicobacter pylori, gọi tắt là H. pylori, trú ngụ trong dạ dày…
-
Suy gan cấp
Bệnh chuyên khoaSuy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác…
-
Điều trị viêm xoang hiệu quả: 4 điều người bệnh viêm xoang nhất định phải nhớ
Bệnh chuyên khoaVới nhiều người, điều trị viêm xoang không hề đơn giản, sai lầm lại bắt nguồn từ yếu tố chủ…
-
Dị ứng thời tiết mãn tính
Bệnh chuyên khoaMột người bị dị ứng thời tiết là người mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của…
-
Dấu hiệu của bệnh lý nha chu
Bệnh chuyên khoaI. Nha chu là gì? Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng chống đỡ, lưu giữ…
-
Suy tĩnh mạch chân mãn tính: Bệnh lý thường gặp nhưng ít được quan tâm
Bệnh chuyên khoaSuy tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn…
-
Đột quỵ não: Các dấu hiệu cảnh báo và nhận biết
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ não là tình trạng máu lên một phần não giảm hoặc ngừng đột ngột, điều này dẫn đến…
-
Phân biệt đau nửa đầu và rối loạn tiền đình
Bệnh chuyên khoaĐau nửa đầu và rối loạn tiền đình là những triệu chứng thần kinh rất thường gặp trong cộng đồng.…
-
Cách phát hiện bệnh ung thư vòm họng
Bệnh chuyên khoaTại Việt Nam, bệnh ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ và…
-
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ chảy máu não
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ chảy máu não đã chiếm khoảng 15 - 20% trên tổng số những bệnh nhân bị đột quỵ…
-
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Bệnh chuyên khoaTúi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại…
-
Hiểu đúng về virus corona – Bệnh viêm phổi do virus
Bệnh chuyên khoa1. Corona virus 2019 là gì? Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm…
-
Điều trị xơ cứng bì toàn thể
Bệnh chuyên khoaHiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh xơ cứng bì toàn thể nên chủ yếu là điều…
-
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng. Bởi vì triệu chứng này cũng có thể gặp…
-
Viêm gan siêu vi B ở trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaTrong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn…
-
Bệnh cườm nước: cẩn thận với biến chứng mù lòa
Bệnh chuyên khoaTrong các loại bệnh ở mắt thì bệnh cườm nước (Glaucom) là bệnh rất nguy hiểm, dễ gây mù mắt.…
-
Tắc mạch phổi: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaTắc mạch phổi là tình trạng tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu. Sự tắc nghẽn này khiến…
-
Bệnh u nhú dây thanh quản
Bệnh chuyên khoaBệnh u nhú dây thanh quản là một bệnh u lành tính ở thanh quản, do quá sản của các…
-
Bệnh hen và phẫu thuật
Bệnh chuyên khoaKhi phải trải qua một cuộc phẫu thuật, bạn có thể gặp những nguy cơ không thể lường trước được,…
-
Chảy máu tuyến yên: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ tuyến yên là một bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp, thường có những biểu hiện tiêu…
-
Bệnh ở ruột thừa
Bệnh chuyên khoaBệnh lý về ruột thừa là bệnh lý thường gặp. Vậy bạn đã hiểu ruột thừa là gì, bộ phận…