Cách phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2018/11/af61b7494c9776304ca5d035e74ddc6d_s-2.jpg)
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng kết mạc viêm gây ra bởi vi khuẩn hoặc vi rút với biểu hiện là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị nhiễm lại sau khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ ít để lại di chứng, nhưng thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần điều trị kịp thời khi mắc bệnh.
Khi nghi ngờ bệnh mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:
- Mắt đỏ và có ghèn.
- Không giảm thị lực.
- Mi mắt sưng đau.
- Cảm giác cộm xốn như có cát trong mắt.
- Có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Đường lây bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, điện thoại.
- Dùng chung đồ như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bẩn như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Cách phòng bệnh:
Khi không có dịch đau mắt đỏ:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng gối, chăn, khăn rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt và phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
- Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối 0,9%, ngày 2-3 lần.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi có nhiều mầm bệnh như: bệnh viện, chỗ đông người…
- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đi bơi.
Xử trí khi có bệnh hoặc nghi ngờ bệnh đau mắt đỏ
- Rửa mắt 2-3 lần/ ngày bằng nước muối 0.9%.
- Tránh khói bụi, đeo kính khi ra khỏi nhà.
- Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đi bơi hay tham gia hoạt động tập thể để tránh lây nhiễm.
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc mắt.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, dùng thuốc theo đơn. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt.
- Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá hoặc chất kích thích vào mắt.
- Khi có dấu hiệu của bệnh mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Kháng sinh – dùng thuốc sơ sẩy sẽ mang họa!
Y học thường thứcKhông dùng kháng sinh đúng theo chỉ định, ngưng dùng nửa chừng, tự ý mua kháng sinh là thuốc phải…
-
15 triệu chứng ung thư cần biết
Y học thường thứcNgày nay ung thư không còn xa lạ với mọi người. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp…
-
Kem chống nắng và ung thư da
Y học thường thứcCả nước đang vào đợt nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến gần 40*C, thời gian nắng…
-
Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết
Y học thường thứcKhi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ…
-
Sự thay đổi của bà bầu tuần 4
UncategorizedVào những tuần đầu thau kỳ, sau khi phôi đã gắn vào tử cung, túi ối và nhau thai cũng…
-
Sơ cứu khẩn cấp cho các trường hợp say nắng
Y học thường thứcSay nắng xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục…
-
4 biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Y học thường thứcViêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây…
-
Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ?
Y học thường thứcSảy thai là một việc hết sức đau lòng và không hề mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng.…
-
Viêm gan C có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng virus
Y học thường thứcViêm gan C là một bệnh gan do vi rút viêm gan C gây ra. Mức độ nghiêm trọng của…
-
Các tác dụng phụ có thể gặp sau ghép tế bào gốc
Y học thường thứcGhép tế bào gốc để điều trị một số loại ung thư như ung thư hệ tạo máu (đa u…
-
Bí quyết vàng cho người đột quỵ
Y học thường thứcNhững bí quyết vàng cho người đột quỵ Nhận biết sớm biểu hiện: một trong những biểu hiện rõ nhất của…
-
Giao mùa, cảnh giác bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Y học thường thứcTổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm…
-
8 loại xét nghiệm, chụp chiếu giúp xác định nguyên nhân đau đầu
Y học thường thứcĐau đầu là hội chứng do nhiều căn nguyên khác nhau gây ra. Việc thực hiện các xét nghiệm giúp…
-
Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP
Y học thường thứcThói quen ăn uống chung, gắp thức ăn cho nhau hay mớm cơm, thổi canh cho con trẻ tưởng chừng…
-
Khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai
Y học thường thứcNhững vết rạn da loang lổ ở vùng bụng, mông, đùi… xuất hiện khi mang thai ảnh hưởng đến vẻ…
-
Xạ trị vùng bụng – chậu có tác dụng phụ hay không
Y học thường thứcXạ trị vùng bụng – chậu đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể…
-
Lưu ý khi cần cầm máu nhanh
Y học thường thứcCầm máu nhanh là một trong những kỹ năng cấp cứu rất quan trọng để cứu sống và hạn chế…
-
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
UncategorizedThuốc điều trị rối loạn giấc ngủ thường phải sử dụng trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều…
-
5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn cần biết
Y học thường thứcDấu hiệu sớm của ung thư phổi rất ít xuất hiện và cũng không có xét nghiệm sàng lọc nào…
-
Mọi thứ cần biết về rửa tay để bảo vệ bạn khỏi Coronavirus
UncategorizedGiữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để…
-
Nhiều sai lầm trong chữa trị mụn
Y học thường thứcNhiều người cứ thấy mọc mụn trên mặt là nghĩ rằng mình bị... nóng gan, tự mua thuốc về bôi,…
-
Nguyên nhân và cách điều trị viêm thanh quản mạn tính
Y học thường thứcViêm thanh quản mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản kéo dài do cảm lạnh hay…
-
Cẩn trọng khi bị chậm kinh, đau bụng dưới
Y học thường thứcThông thường, nếu 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi…
-
Sử dụng thuốc điều trị bệnh mắt đúng cách
Y học thường thứcThuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh mắt có nhiều dạng, nhưng phổ biến là: dạng lỏng để nhỏ trực…
-
7 điều không nên làm sau khi ăn
Y học thường thứcĂn trái cây tráng miệng, uống nước trà... là những thói quen của một số người sau khi ăn. Nhưng…