Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?

Mức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
Khoảng đường máu “an toàn” này sẽ khác nhau và thay đổi trong suốt cả ngày tùy theo tình trạng trước ăn và sau ăn của bạn. Đặc biệt, khoảng đường máu “an toàn” sẽ khác nhau giữa người đang bị tiểu đường và người không bị tiểu đường.
Với những ai không đang bị tiểu đường, đường máu lúc đói “an toàn” khi nằm từ 70–100 mg/dl. Đường máu đo sau bữa ăn hai giờ dưới 140 mg/dl. Tuy nhiên, khoảng đường máu “an toàn” lúc đói của bệnh nhân tiểu đường sẽ từ 80–130 mg/dl và sau ăn 1–2 giờ là dưới 180mg/dl theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ. Ngày nay, con số này được khuyến khích càng thấp tương đương với mức của người không bị tiểu đường thì càng có lợi để phòng tránh những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Ngoài mức đường máu lúc đói và sau ăn, một xét nghiệm máu được gọi là haemoglobin A1c (HbA1c, A1C) thể hiện mức đường máu trung bình trong 2–3 tháng trước đó. Đối với người bình thường, mức A1C sẽ là dưới 5.7%. Còn với bệnh nhân bị tiểu đường, mức này được khuyến khích dưới 7.0%. Với những bệnh nhân còn trẻ, mới mắc bệnh, chưa bị những biến chứng, mức A1C khuyến khích thấp hơn (6-6.5%) trong khi với những bệnh nhân già, có những biến chứng hoặc bệnh lý tim mạch đi kèm, mức A1C cao hơn vẫn chấp nhận được (<8%).
Ngoài việc duy trì đường máu nằm trong khoảng “an toàn”, cần tránh tình trạng đường máu bị biến động, tăng giảm đột ngột vì điều này sẽ tăng nguy cơ các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Trước đây, với xét nghiệm A1C, chúng ta không thể đánh giá được sự biến động của đường máu trong suốt cả ngày. Hiện nay, hệ thống theo dõi đường máu liên tục sẽ giúp phát hiện được và qua đó, giúp điều chỉnh chế độ điều trị một cách chính xác và tinh tế hơn.
Một điểm thắc mắc thường gặp của bệnh nhân tiểu đường là cách đọc kết quả. Theo hệ thống của Mỹ, đơn vị kết quả đường máu được tính theo milligrams/deciliter (mg/dl) trong khi theo các đọc của Canada, Úc và Anh, đơn vị này lại là millimoles/liter (mmol/L). Bạn có thể chuyển đổi con số này sang đơn vị tính của Mỹ bằng cách nhân cho 18. Chẳng hạn, nếu đường máu bạn đo là 7mmol/L, kết quả theo đơn vị của Mỹ sẽ là 126 mg/dl.
Đường máu bao nhiêu là “an toàn”?
Lúc đói:
-
Người không bị tiểu đường: 70–99 mg/dl (3.9–5.5 mmol/L)
-
Bệnh nhân tiểu đường: 80–130 mg/dl (4.4–7.2 mmol/L)
2 giờ sau bữa ăn
-
Người không bị tiểu đường: < 140 mg/dl (7.8 mmol/L)
-
Bệnh nhân tiểu đường: < 180 mg/dl (10.0 mmol/L)
-
HbA1c
-
Người không bị tiểu đường: < 5.7%
-
Bệnh nhân tiểu đường: < 7.0%
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Bảo vệ sức khỏe gia đình khi dịch sốt xuất huyết bùng phát
Y học thường thứcMùa mưa bắt đầu, không khí trở nên ẩm ướt là thời điểm lý tưởng để các loại ký sinh…
-
Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu bia?
Y học thường thứcChỉ 30 giây sau khi được đưa vào cơ thể, rượu lập tức tác động đến não bộ, các cơ…
-
Tập thở đúng giúp cơ hoành khỏe
Y học thường thứcHệ hô hấp có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt của con người. Mỗi người…
-
Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ
Y học thường thứcGiáo dục giới tính cho trẻ mầm non và tiểu học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng…
-
Nguyên nhân gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
Y học thường thức1. Nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới Tuổi tác Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên…
-
6 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng
Y học thường thứcBuồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Chúng đóng một vai trò quan…
-
Bảo vệ cơ – xương – khớp hiệu quả trong thời tiết lạnh
Y học thường thứcVào thời tiết lạnh, các mạch máu ngoại vi sẽ co lại dẫn đến tình trạng giảm cung cấp máu…
-
Lưu ý khi cần cầm máu nhanh
Y học thường thứcCầm máu nhanh là một trong những kỹ năng cấp cứu rất quan trọng để cứu sống và hạn chế…
-
Những sai lầm khiến bệnh cảm cúm ngày càng nặng thêm
Y học thường thứcGiao mùa, độ ẩm thay đổi đột ngột là môi trường thuận lợi để phát bệnh cảm cúm. Thông thường,…
-
Kem chống nắng và ung thư da
Y học thường thứcCả nước đang vào đợt nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến gần 40*C, thời gian nắng…
-
Tiểu đường đi cùng mỡ máu – hiểm họa khôn lường!
Y học thường thứcBệnh tiểu đường và mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) là hai sát thủ thường đi song hành với…
-
Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không?
Y học thường thứcHằng năm, số bệnh nhân ung thư gan tại nước ta ngày càng tăng. Chỉ trong năm 2018 đã có…
-
Điều trị ngộ độc paracetamol
UncategorizedThuốc chứa hoạt chất paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có thể…
-
11 nguy cơ bệnh tim mạch hàng đầu có thể bạn chưa biết
Y học thường thứcBệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với…
-
Tuổi tác và nguy cơ ung thư
Y học thường thứcTuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất để phát triển ung thư. Trên thực tế, 60% những người…
-
Gợi ý các bài tập giúp phục hồi khớp vai sau chấn thương
Y học thường thứcSau chấn thương hoặc sau phẫu thuật, một chương trình tập vận động sẽ giúp cho khớp vai phục hồi…
-
Nguyên nhân hình thành nấm phổi
UncategorizedNấm phổi là căn bệnh hiếm gặp ở những người có hệ miễn dịch tốt. Nấm phổi là bệnh nhiễm…
-
Sống khoa học: Cảnh giác cơn ngất ở trẻ
Y học thường thứcGần đây, số lượng bệnh nhi đến khám tại phòng khám với tình trạng ngất tương đối tăng. Đây là…
-
Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Y học thường thứcVai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và…
-
Cách phòng tránh bệnh nấm tai hiệu quả
Y học thường thứcNấm ống tai là bệnh tai mũi họng tương đối phổ biến ở nước ta, kết hợp với điều kiện…
-
Những loại ung thư có khả năng chữa được cao nhất
Y học thường thứcDo khoảng thời gian được sống thêm kể từ lúc xác định bệnh đến khi tử vong của đa số…
-
There Are 10 Types of People Who Are More At Risk For Vitamin D Deficiency
Y học thường thứcRất tiếc, mục này chỉ tồn tại ở Tiếng Anh (Mỹ).
-
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi
Kiến thức y khoaTổ chức Y Tế Thế Giới đã ban hành lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi, tất cả…
-
Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh tăng – làm sao để phòng tránh?
Y học thường thứcNguy cơ đột quỵ tăng lên tới 30% vào mùa lạnh so với các thời điểm khác - đó là…
-
Những thói quen, sai lầm gây nguy hại đến mắt
Y học thường thứcTrong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng như “bản năng” nhưng lại gây những ảnh hưởng nghiêm…