Thực phẩm cho người bệnh sỏi mật
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2018/12/2919baaa234b0a84b7fc8cc35245e6a2_s-2.jpg)
Sỏi mật là một bệnh lý túi mật thường gặp và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách hợp lý.
Nguyên tắc chung là tránh đồ ăn thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesterol và chất kích thích. Trọng dụng những loại rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin được giới thiệu một số thực phẩm:
– Cà rốt: đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.
– Dưa hấu: có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hằng ngày.
– Củ cải: là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.
– Râu ngô: có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30-50 gam sắc uống thay trà trong ngày.
– Rau diếp cá: rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng 150-180 gam.
– Bí đao: có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100-150 gam sắc uống thay trà trong ngày.
– Cần tây: là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
– Rau thìa là: có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20 gam), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.
Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng trọng dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen… Ăn dầu thực vật. Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hòe, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso… Đồng thời kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tủy động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng…
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bài viết liên quan:
-
Chế độ ăn cho người bị cường giáp
Dinh dưỡngMột chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp, nhưng việc bổ…
-
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Dinh dưỡngThực đơn cho người ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị căn…
-
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Dinh dưỡngThiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Dưới đây là một…
-
Lưu ý khi uống sữa đậu nành tránh nguy hại cho sức khỏe
Dinh dưỡngSữa đậu nành loại thức uống bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người, nhất là đối với…
-
Chế độ ăn uống tốt giúp não lớn hơn
Dinh dưỡngDuy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất và lượng…
-
Rau chùm ngây không phải ai ăn cũng tốt
Dinh dưỡngRau chùm ngây giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai ăn…
-
Những lợi ích không ngờ từ trái dừa
Dinh dưỡng1. Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, trừ giun, tốt cho tim. Tinh dầu dừa dùng ngoài da…
-
Các dưỡng chất cần có trong chế độ ăn khi mang thai
Dinh dưỡngPhụ nữ trong giai đoạn mang thai để có thể đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai…
-
Ăn chay trường không phải liều thuốc chữa bách bệnh
Dinh dưỡngNghiên cứu của trường Y tế công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) tiến hành với 37.698 nam giới và…
-
Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch Covid-19 (nCoV)
Dinh dưỡngVi rút corona chủng mới gây viêm đường hô hấp cấp (tên chính thức là Covid-19 (nCoV) đang hoành hành,…
-
“Thủ phạm” khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng
Dinh dưỡngĂn không ngon miệng hay chán ăn là hiện tượng phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ…
-
Những thực phẩm người bị đau mắt đỏ không nên ăn
Dinh dưỡngĐau mắt đỏ không phải là một bệnh hiểm nghèo nhưng nó gây khó trịu cho người bệnh, Để lâu ngày…
-
10 loại thực phẩm tốt cho mắt giúp mắt sáng khỏe
Dinh dưỡngĐôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, vì thế luôn cần được sự…
-
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì?
Dinh dưỡngChế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo…
-
Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh do virus corona
Dinh dưỡngNâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc…
-
Thực đơn cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ
Dinh dưỡngGan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Đây là bệnh…
-
Vai trò và nhu cầu chất béo của người bình thường
Dinh dưỡngChất béo đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc của cơ thể: cấu tạo màng…
-
5 siêu thực phẩm giúp ích cho tim mạch
Dinh dưỡngTheo các chuyên gia dinh dưỡng, một số siêu thực phẩm giúp cho tim khỏe mạnh nhờ giảm cholesterol, giảm…
-
Ăn mặn có hại thế nào? Thay đổi thói quen ăn mặn ngay hôm nay
Dinh dưỡngViệc sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn hằng ngày gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối…
-
Chế độ ăn với người bị rối loạn lipid máu
Dinh dưỡng1. Chế độ ăn cho người bị rối loạn Lipid máu: Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn…
-
Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Dinh dưỡngBệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng…
-
Tiểu đường: Những loại hoa quả nên – không nên ăn
Dinh dưỡngNhiều người bệnh tiểu đường vì lo ngại đường trong trái cây sẽ làm tăng chỉ số đường huyết mà…
-
Sữa mẹ, nguồn vắc xin vô giá cho con
Dinh dưỡngNếu có một loại vắc-xin mới mà có thể giúp phòng tránh tử vong cho một đứa trẻ hoặc hơn…
-
Các loại rau củ chỉ hợp ăn sống hoặc ăn chín
Dinh dưỡngĂn chín cà chua, măng tây, nấm, trong khi nên ăn sống dưa chuột, hành, tỏi, để tận dụng tối…
-
Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ thừa cân béo phì
Dinh dưỡngTình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng do những ảnh hưởng từ chế độ…