Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là u lành thường gặp nhất của vùng mũi xoang, là hậu quả của sự phì đại lành tính của niêm mac mũi. Nhìn bề ngoài, polyp có hình dạng giống như chùm nho đính trên cành cây thỏng xuống, bề mặt trơn láng, mọng nước và có màu tái nhạt. Cuống hoặc chân bám của polyp thường xuất phát từ xoang sàng, đôi khi từ xoang hàm hoặc từ xoang bướm.
Polyp mũi là u lành thường gặp nhất của vùng mũi xoang, là hậu quả của sự phì đại lành tính của niêm mac mũi. Nhìn bề ngoài, polyp có hình dạng giống như chùm nho đính trên cành cây thỏng xuống, bề mặt trơn láng, mọng nước và có màu tái nhạt. Cuống hoặc chân bám của polyp thường xuất phát từ xoang sàng, đôi khi từ xoang hàm hoặc từ xoang bướm.
Polyp mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hiếm khi có ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường xuất hiện sau 30 tuổi, nam có tần suất polyp mũi nhiều hơn nữ. Trẻ nhỏ có polyp mũi coi chừng trẻ mắc bệnh xơ hóa dạng nang (Cystic fibrosis). Người cao tuổi có polyp một bên mũi cần cảnh giác tổn thương ung thư nằm bên dưới bị che đậy bởi polyp.
Có nhiều giả thiết về sự hình thành polyp mũi như: dị ứng, nhiễm khuẩn, thần kinh, diếu tố, tắc nghẽn, tương kỵ thuốc kháng viêm non-corticosteroides (Salicylic Acid, Ibuprofen).
Hen phế quản là bệnh lý thường đi kèm với polyp mũi, ngược lại 15% – 30% bệnh nhân polyp mũi có hen phế quản đi kèm.. Những người bị tình trạng tương kỵ Salicylate (Aspirin) hoặc Ibuprofen có nguy cơ polyp mũi đến 50%.
Triệu chứng thường gặp khi bị polyp mũi là: Nghẹt mũi, ngửi kém hoặc không ngửi được mùi. ¾ số bệnh nhân polyp mũi có các triệu chứng này. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: Xổ mũi, nhảy mũi, chảy máu mũi, chảy nước mũi xuống họng, đau ê ẩm vùng mũi, vùng sọ mặt và ngứa mắt. Biến chứng thường gặp nhất của polyp mũi là viêm xoang nhiễm khuẩn (vi trùng, hoặc vi nấm) do lỗ thông các xoang bị bít tắc bởi các polyp, gây ra sự ứ dịch trong lòng các xoang tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
Điều trị polyp mũi nhằm mục đích làm giảm thể tích khối polyp, giải phóng lỗ thông của các xoang khỏi sự tắc nghẽn để tái lập lại đường dẫn lưu bình thường của các xoang vào hốc mũi; có nhiều cách, lựa chọn cách nào là tùy thuộc vào mức độ polyp, tình trạng toàn thân của từng bệnh nhân. Phẫu thuật lấy polyp qua nội soi là phương pháp làm giảm thể tích khối polyp nhanh nhất nhưng có thể tái phát nếu như không tiếp tục theo dõi và điều trị thuốc sau mổ. Điều trị bằng thuốc chủ yếu là Corticosteroides: đường toàn toàn thân (uống hoặc tiêm) tuy cho hiệu quả nhanh hơn tại chỗ nhưng có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định nên ít được ưa chuộng hơn corticoids tại chỗ ( thuốc xịt vào hốc mũi). Điều trị tại chỗ tuy tránh được các tác dụng phụ nhưng thời gian điều trị thường kéo dài và hiệu quả chậm dễ làm bệnh nhân nãn lòng ,bỏ cuộc và không phải lúc nào cũng thành công. Theo chúng tôi, điều trị polyp mũi nên bắt đầu bằng nội khoa đúng mức, can thiệp phẫu thuật ( nên phẫu thuật nội soi ) khi không đáp ứng với thuốc và tiếp tục theo dõi – điều trị nội khoa sau mổ để hạn chế tái phát.
Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Bệnh chuyên khoaGan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng…
-
Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh
Bệnh chuyên khoaThiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ…
-
Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Bệnh chuyên khoaBệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là căn bệnh có rất ít triệu chứng cảnh báo nên đa…
-
Biểu hiện của ung thư di căn não
Bệnh chuyên khoaDi căn não xảy ra khi các tế bào ung thư di chuyển trong dòng máu hoặc hệ thống bạch…
-
Suy tĩnh mạch chi dưới và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaSuy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm…
-
Xơ phổi vô căn: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaXơ phổi vô căn là bệnh lý ở phổi khiến các mô trong phổi bị cứng, xơ hóa. Phổi bị…
-
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ chảy máu não
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ chảy máu não đã chiếm khoảng 15 - 20% trên tổng số những bệnh nhân bị đột quỵ…
-
Cơ tim giãn – Một bệnh lý nguy hiểm
Bệnh chuyên khoaBệnh cơ tim giãn là một bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, gặp ở hầu hết các…
-
Tình trạng Cận, Viễn, Loạn có thể cải thiện được không
Bệnh chuyên khoaCác tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là nguyên nhân gây suy giảm thị lực hàng đầu…
-
Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí
Bệnh chuyên khoaLoét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị…
-
Đau do sỏi tiết niệu diễn ra như thế nào?
Bệnh chuyên khoaSỏi tiết niệu là sự lắng cặn của muối và chất khoáng bên trong thận hay niệu quản, bàng quang,…
-
Viêm tĩnh mạch: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĩnh mạch là mạch máu dẫn máu từ các cơ quan về lại tim. Chúng vẫn có nguy cơ bị…
-
Trên 45 tuổi cần sàng lọc bệnh đái tháo đường
Bệnh chuyên khoaĐây là khuyến cáo của các chuyên gia về nội tiết đái tháo đường. Với tỷ lệ mắc đái tháo…
-
Chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm trùng
Bệnh chuyên khoaBệnh ban đỏ nhiễm trùng liên quan đến cơ chế miễn dịch, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi…
-
Bệnh béo phì và những điều bạn cần biết
Bệnh chuyên khoaBệnh béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động, đây thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn…
-
Bệnh liệt chu kỳ Westphal
Bệnh chuyên khoaLiệt chu kỳ WESTPHAL, hay còn gọi là liệt chu kỳ do hạ Kali máu có tính chất gia đình…
-
Triệu chứng viêm phổi Corona và khuyến cáo mới nhất từ Bộ y tế về phòng chống dịch nCoV
Bệnh chuyên khoaTheo thông báo hiện nay thì virus corona hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Do vậy, để có thể…
-
Tiểu đường khi mang thai có nguy hiểm hay không?
Bệnh chuyên khoa1. Bệnh đái tháo đường khi mang thai gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con. Việc phát…
-
Phân biệt đau nửa đầu và rối loạn tiền đình
Bệnh chuyên khoaĐau nửa đầu và rối loạn tiền đình là những triệu chứng thần kinh rất thường gặp trong cộng đồng.…
-
Bệnh loãng xương
Bệnh chuyên khoaLoãng xương không có triệu chứng rõ ràng và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng.…
-
Tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Bệnh chuyên khoaKhoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần…
-
Hút thuốc lá nhiều có phải là nguyên nhân gây nên ung thư thực quản hay không?
Bệnh chuyên khoaDo nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay bệnh ung thư thực quản ngày càng gia tăng, đa dạng…
-
Điều trị dự phòng bệnh loãng xương
Bệnh chuyên khoaĐiều trị dự phòng loãng xương giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và các biến chứng của bệnh như…
-
Bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Bệnh chuyên khoaBệnh tăng sản tuyến tiền liệt (TSLTTTL) là 1 trong những bệnh nam khoa gặp phổ biến ở nam giới,…
-
Các biến chứng do áp xe gan gây nên
Bệnh chuyên khoaBệnh áp xe gan là sự hình thành ổ mủ do tổ chức tế bào gan bị phá hủy, gây…