Bệnh dịch hạch là gì và cách nhận biết

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (30 – 60%) và lây lan nhanh, cần phải kiểm dịch và khai báo quốc tế
1. Bệnh dịch hạch là gì?
- Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (30 – 60%) và lây lan nhanh, cần phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ và chủ yếu ở người dưới 20 tuổi.
- Bệnh dịch hạch dễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nhà cửa san sát nhau, điều kiện vệ sinh kém (nơi chuột dễ sinh sống) hoặc vùng có nền đất cát (bọ chét dễ sinh sống).
- Bệnh thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét.
- Nguồn bệnh chủ yếu là các loài gặm nhấm (chuột cống và chuột đồng), ngoài ra còn có chó và mèo.
- Tần suất bệnh dịch hạch ở người phụ thuộc vào 2 yếu tố: tình hình nhiễm bệnh của thú gặm nhấm tại địa phương và sự tiếp cận gần gũi giữa người và các thú vật bệnh cùng bọ chét của chúng.
2. Bệnh lây truyền như thế nào?
Vi khuẩn Yersinia Pestis xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách khác nhau:
- Đường máu: qua vết đốt của bọ chét, rận người.
- Đường hô hấp: vi khuẩn theo các giọt nước nhỏ bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân dịch hạch thể phổi.
- Đường da, niêm mạc: do tiếp xúc trực tiếp với mô của thú bệnh qua niêm mạc hầu họng, kết mặc mắt hoặc vùng da bị tổn thương.
- Đường tiêu hóa: thức ăn, nước bị ô nhiễm do chuột bệnh.
3. Biểu hiện của bệnh?
- Bệnh thường gặp ở thể viêm hạch cấp tính, ít gặp hơn là các thể nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não.
- Sau thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các dấu hiệu: Sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau bụng, mệt mỏi, ói mửa, tiêu chảy.
- Sau đó toàn phát với dấu hiệu đặc trưng: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.
- Hạch sưng to, rất đau và thường xuất hiện ở đùi – bẹn, nách, cổ, dưới hàm…
4. Khi mắc bệnh phải làm gì?
Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh (sốt, nổi hạch…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Người bệnh cần được cách ly và có thể hồi phục nếu được chăm sóc y tế thích hợp.
5. Làm sao để phòng ngừa bệnh?
- Đảm bảo thực phẩm ăn, uống phải được che đậy an toàn và triệt nguồn thức ăn của chuột.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, bố trí, sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý tránh chuột chui rúc và làm tổ.
- Thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột.
- Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất, không diệt chuột và bọ chét khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người.
- Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và có nguy cơ phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát tình hình chuột chết, mật độ chuột, chỉ số bọ chét để chủ động phòng chống bệnh dịch.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.
- Vắc-xin phòng bệnh và kháng sinh chỉ được dùng cho những người đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí
Bệnh chuyên khoaLoét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị…
-
Những điều cần biết về bệnh bại não
Bệnh chuyên khoaBệnh bại não ở trẻ em là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng chuyển động và…
-
Cơ chế hình thành bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh chuyên khoaViêm tuyến giáp phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3, FT4, TSH hạ thấp dẫn đến tình…
-
Tắc mạch máu não có nguy hiểm không?
Bệnh chuyên khoaTắc mạch máu não là một trong những yếu tố cặn gốc nó cấu thành căn bệnh vô cùng nguy…
-
Nhận diện cơn đau bụng do sỏi mật gây nên
Bệnh chuyên khoaSỏi túi mật là bệnh thường gặp, đặc biệt ở những phụ nữ tuổi trung niên, thừa cân hoặc có…
-
Đau lưng dưới: Nguyên nhân, điều trị
Bệnh chuyên khoaĐau thắt lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề sức khỏe liên…
-
Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaTáo bón là một triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em với những dấu hiệu dễ nhận thấy với…
-
Ung thư vú
Bệnh chuyên khoaUng thư vú là ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ Việt Nam. Nước…
-
Tăng huyết áp cấp cứu và khẩn cấp
Bệnh chuyên khoaThuật ngữ "tăng huyết áp ác tính" đã đi vào từ vựng y khoa vào năm 1928 bởi vì, tại…
-
Chẩn đoán viêm cầu thận cấp
Bệnh chuyên khoaViêm cầu thận cấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm bệnh chuyển sang…
-
Bệnh chàm sẽ khỏi khi kịp thời phát hiện
Bệnh chuyên khoa- Chàm (eczema) là một bệnh ngoài da, chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh…
-
Đột quỵ não: Các dấu hiệu cảnh báo và nhận biết
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ não là tình trạng máu lên một phần não giảm hoặc ngừng đột ngột, điều này dẫn đến…
-
Biểu hiện của bệnh sởi
Bệnh chuyên khoaNăm 2012, thống kê trên toàn thế giới có 122.000 ca tử vong, tương đương 330 trường hợp tử vong…
-
Thai kỳ và nỗi sợ u xơ tử cung
Bệnh chuyên khoaU xơ tử cung là gì? U xơ tử cung là khối u lành tính, tuy nhiên nếu không khắc…
-
Điều trị viêm loét đại trực tràng gây chảy máu
Bệnh chuyên khoaViêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất. Bệnh gây tổn thương…
-
Mắc quai bị rồi liệu có bị lại nữa không?
Bệnh chuyên khoaQuai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc…
-
Những điều cần biết về bệnh trĩ
Bệnh chuyên khoaTrĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, bản chất là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới niêm mạc…
-
Sỏi túi mật là gì? Ở đâu?
Bệnh chuyên khoaTúi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm mắt dưới gan bên phải để lưu trữ và cô…
-
Biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh chuyên khoaKhi bị bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ có triệu chứng mờ mắt, giảm thị lực. Nguyên nhân là do…
-
Xơ phổi vô căn: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaXơ phổi vô căn là bệnh lý ở phổi khiến các mô trong phổi bị cứng, xơ hóa. Phổi bị…
-
Viêm xoang lâu ngày có thể gây polyp mũi
Bệnh chuyên khoaTình trạng viêm xoang mãn tính khiến cho tính thấm ở các xoang tăng cao, dần dần dẫn tới sự…
-
Các biện pháp điều trị polyp mũi
Bệnh chuyên khoaPolyp mũi là khối tròn giống nang nhỏ, có thể làm tắc nghẽn mũi, gây biến chứng khó thở, viêm…
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh chuyên khoaBệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là Viêm thực quản trào ngược; viết tắt là…
-
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư gan
Bệnh chuyên khoaTrong ung thư gan thường gặp tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng huyết…
-
Bệnh hen và phẫu thuật
Bệnh chuyên khoaKhi phải trải qua một cuộc phẫu thuật, bạn có thể gặp những nguy cơ không thể lường trước được,…