3 bệnh thường gặp ở trẻ trong ngày Tết
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/01/kid-1241817_640-3.jpg)
Năm mới đang đến gần. Để đảm bảo sức khỏe cho người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ huynh cần đặc biệt chú ý những bệnh trẻ nhỏ thường gặp trong những ngày Tết cổ truyền.
Viêm đường hô hấp trên
Vào những ngày giáp tết, cha mẹ tất bật với hàng trăm công việc nên thường xao nhãng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Ở miền Bắc, những ngày giáp tết, trời rất lạnh nên trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi nếu không để ý và chữa trị kịp thời rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Ở khu vực thời tiết nóng như TPHCM và khu vực Tây Nam bộ, nắng nóng cha mẹ lại thường xuyên chở con đi chơi, chúc Tết cũng dễ khiến bé bị cảm nắng. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé, đặc biệt là uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây chứa Vitamin C.
Bệnh về đường tiêu hóa
Ngày Tết, chế độ ăn cho trẻ thường bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cho ăn đúng bữa, lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ. Ngược lại, trẻ lớn ít bị kiểm soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt tết và nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết. Một số thức ăn khác trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
Vì thế, trong ngày tết dù bận rộn đến đâu, mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ chất cần thiết có đủ cả thịt, cá, trứng và rau quả các loại và nên cho bé ăn đúng giờ giấc và liều lượng vừa đủ. Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết, các bậc phụ huynh phải chú ý duy trì chế độ ăn của trẻ như ngày thường. Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia vị và phải phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Đặc biệt, dù là ngày Tết cha mẹ cũng cần phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để tránh lạm dụng các thực phẩm như: bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến.
Thời tiết ngày Tết ở Nam bộ thường nắng nóng dễ làm trẻ mất nước. Vì vậy việc cho trẻ uống nước thường xuyên là hết sức cần thiết. Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
Ngộ độc thực phẩm
Tết là dịp không những trẻ em mà ở cả người lớn dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do thực phẩm được bảo quản quá lâu, không đảm bảo, hoặc được chế biến đi chế biến lại nhiều lần.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ một giờ trở đi. Bé nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục; đau bụng quặn từng cơn sau đó có thể đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn..
Để phòng ngừa, cha mẹ cần đảm bảo thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh đồ ô nhiễm. Nấu chín và bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, người lớn rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc cho bé ăn.
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Những ai không nên áp dụng chế độ ăn chay?
Y học thường thứcCó nhiều cách ăn chay nhưng không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên…
-
Lưu ý trong điều trị chứng khô mắt
Y học thường thứcBệnh khô mắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người hiện nay, đặc biệt là những…
-
5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
Y học thường thứcThuốc kháng sinh là bước ngoặc lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc…
-
Đối tượng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan A
Y học thường thứcViêm gan A là bệnh có khả năng lây truyền. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng và…
-
Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé
Y học thường thứcĐể phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona giữa người với người,…
-
Sốt xuất huyết triệu chứng có gì giống và khác sốt phát ban?
Y học thường thứcỞ một đất nước khí hậu nhiệt đới như nước ta, sốt xuất huyết có thể gặp quanh năm nhưng…
-
Chăm sóc sức khỏe bằng những cách đơn giản nhất
Y học thường thứcCác bạn biết đấy, tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe. Vậy…
-
Laser – Xu hướng mới trong điều trị nha khoa
Y học thường thứcLaser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation- khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phát minh…
-
Những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết
Y học thường thứcKhám phụ khoa định kỳ là việc làm cần thiết mà tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi…
-
4 loại bệnh bạch cầu thường gặp
Y học thường thứcBạch cầu cấp không thể chữa khỏi, tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của các phương pháp điều trị thì…
-
Đèn LED xanh có nguy cơ không tốt cho mắt và giấc ngủ
Y học thường thứcÁnh sáng xanh từ đèn LED gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến não…
-
Hướng dẫn cha mẹ đeo khẩu trang cho bé phòng dịch do virus Corona
Y học thường thứcTrẻ em là đối tượng sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc…
-
Virus là gì? Sự hình thành của virus?
Y học thường thứcVirus là ký sinh trùng siêu nhỏ, thường nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn. Chúng thiếu khả năng phát…
-
Vai trò của hệ miễn dịch trong việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Y học thường thứcTế bào ung thư có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch vẫn có khả…
-
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ “Lời” hay “Lỗ” ?
Y học thường thứcKHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ “LỜI” HAY “LỖ” ? Thực tế cho thấy phần lớn người dân Thành…
-
Khi nào nên đi khám tim mạch?
Y học thường thứcBệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Nhiều người thậm…
-
Các biện pháp bảo vệ cơ bản nhằm ngăn ngừa 2019-nCoV
Y học thường thứcDịch 2019-nCoV là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các…
-
8 đặc điểm riêng của người nhóm máu O
Y học thường thứcNgười máu O dễ bị nhiễm trùng, nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tuần hoàn thấp, có thể hiến…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể
Y học thường thứcLo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược…
-
Cấp cứu khi bị ong đốt
Y học thường thứcOng đốt là một tai nạn cần cấp cứu ngay vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con…
-
Stress dẫn tới tiểu đường
Y học thường thứcNgười chịu stress kéo dài do công việc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 57%…
-
Đừng coi thường chứng đầy hơi ăn không tiêu
Y học thường thứcI. Khó tiêu: Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta…
-
Bạn hiểu gì về nhóm máu của mình?
Y học thường thứcTrong khi phần lớn máu người được tạo thành từ những phần cơ bản giống nhau, tuy nhiên, các nhà…
-
7 thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm
Y học thường thứcCảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào…
-
Những bệnh nào thường gặp ở đường tiêu hóa?
Y học thường thứcBệnh đường tiêu hóa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như…