Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1

Căn bệnh này có tên là beriberi, xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 nghiêm trọng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ gây liệt 2 chân, thậm chí tử vong vì suy tim.
Triệu chứng của bệnh tê phù lúc đầu âm thầm, không rõ nên ít người chú ý. Thường người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, chân đi chóng mỏi và có cảm giác nặng ở bắp chân. Về chiều tối, chân hơi bị phù ở vùng mắt cá và tê, có cảm giác râm ran như kiến bò ở bắp chân, hay bị chuột rút, thỉnh thoảng thấy tim đập hồi hộp. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng dần.
Bệnh tê phù được chia thành 3 mức độ:
– Ở mức nhẹ: bệnh nhân mới bị mất hoặc giảm cảm giác, giảm phản xạ, chủ yếu ở chi dưới. Lúc này nếu được điều trị, bệnh sẽ khỏi nhanh.
– Ở mức trung bình: bệnh nhân mất cảm giác, mất phản xạ gân xương, có hiện tượng nhược cơ, đi lại khó khăn nhưng chưa bị teo cơ hoặc teo cơ chưa rõ.
– Ở mức độ nặng: người bệnh bị phù toàn bộ hai chi dưới, mất phản xạ gân xương, mất cảm giác, bị teo cơ không đi lại được, có thể tử vong do suy tim, nhất là với trẻ em. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ một vài người nhưng cũng có thể thành vụ dịch lớn. Bệnh có thể qua khỏi nhanh khi được bổ sung vitamin B1 ngay với liều cao, nhưng cũng có thể tử vong mà không cứu chữa kịp thời.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người lao động nặng trong môi trường nóng ra mồ hôi nhiều mất vitamin B1; Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, nuôi con bú hoặc sau khi sinh ăn kiêng nhiều; những người hay mắc các bệnh đường ruột, sốt kéo dài…Nguyên nhân gây bệnh do ăn gạo xay xát quá kỹ (2-3 lần), ăn gạo từ thóc bị úng nước lâu ngày đã mất hết vitamin hoặc ăn gạo để lâu bị mốc, lượng vitamin còn rất thấp, sử dụng các loại rau chứa ít vitamin B1 hoặc ít ăn rau xanh…
Để điều trị bệnh tê phù, người bệnh cần được bổ sung vitamin B1, liều lượng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế đi lại. Tăng cường ăn các chất giàu đạm, bổ sung các vitamin từ hoa quả, rau xanh…Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh tê phù không nên ăn gạo quá cũ, gạo xay xát quá trắng. Cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin B1 hằng ngày như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng, thịt (bò, lợn), bầu dục, gan (bò, lợn), lòng đỏ trứng, rau tươi như (giền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, đậu cô ve, đậu đũa, đậu Hà Lan…). Bởi nếu chỉ ăn cơm là chủ yếu, ít dùng các thực phẩm khác thì cũng dễ bị tê phù, vì lượng gạo chúng ta ăn hằng ngày chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu vitamin B1 của cơ thể.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bài viết liên quan:
-
Các bệnh có thể gặp ở cơ hoành
Y học thường thứcCơ hoành là phần quan trọng trong cơ thể con người và là phần cơ chủ yếu của hệ hô…
-
Những bệnh có thể ngừa bằng Vaccine
Kiến thức y khoaMột số bệnh lý hay gặp như: Sởi, ho gà, cúm,... cho đến những bệnh nguy hiểm: Viêm gan siêu…
-
Cách phòng tránh ngộ độc hải sản
Y học thường thứcHải sản luôn là nhóm thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Từ hải sản có thể chế biến ra vô…
-
Tiêm phòng sởi ở trẻ – Giải pháp vì sức khỏe
Y học thường thứcVới sự bùng phát dịch bệnh vẫn đang không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây của mình, sởi…
-
Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Y học thường thứcTheo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành…
-
Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Y học thường thức1. Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là…
-
Ngoài tắm khuya, còn thói quen nào khiến chúng ta dễ bị đột quỵ
Y học thường thứcĐột quỵ phần lớn xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp người trẻ bị…
-
Người lớn cũng cần cảnh giác với sởi
Y học thường thứcSốt phát ban dạng sởi ở người lớn cũng cần được cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm như…
-
Ho ở trẻ có đáng lo không?
Y học thường thứcỞ trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi thì triệu chứng ho thường lặp đi lặp lại…
-
16 cách giảm nguy cơ bệnh tim
Y học thường thứcBệnh tim một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Vì vậy,…
-
Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
Y học thường thứcMột giấc ngủ trưa đúng, đủ và khoa học sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp loại bỏ cảm…
-
Cách xử trí khi bị tụt huyết áp
Y học thường thứcHuyết áp là một trong những thông số đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp thấp sẽ…
-
Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn
Y học thường thứcSốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, nguyên nhân của…
-
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
Y học thường thứcXuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm, thường gặp ở các nước đang…
-
Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ
Y học thường thứcGiáo dục giới tính cho trẻ mầm non và tiểu học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng…
-
Các biện pháp bảo vệ cơ bản nhằm ngăn ngừa 2019-nCoV
Y học thường thứcDịch 2019-nCoV là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các…
-
Đối phó với bệnh viêm mũi họng dịp cuối năm
Y học thường thứcChẩn đoán bệnh và điều trị bệnh viêm mũi họng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của…
-
Cách nhận biết bị nhiễm giun sán
Y học thường thứcNhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Bệnh lây truyền…
-
Để tự cứu mình khi lên cơn đau tim
Y học thường thứcĐa số mọi người đều biết rằng các dấu hiệu của cơn đau tim bắt đầu khi thấy đau ở…
-
Cách hạn chế ảnh hưởng của bụi mịn trong không khí tới sức khỏe
Y học thường thứcBụi siêu mịn không chỉ là tác nhân gây ra bất ổn khí hậu mà còn ảnh hưởng không nhỏ…
-
Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa
Y học thường thứcBệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Bệnh tuy không gây…
-
Tác hại nếu cơ thể bị thừa sắt
Y học thường thứcThừa sắt là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng của cơ thể vì gây ra những tổn thương ở đường…
-
Kem chống nắng và ung thư da
Y học thường thứcCả nước đang vào đợt nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến gần 40*C, thời gian nắng…
-
Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi
Y học thường thứcThống kê cho thấy trong số các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng nước sôi và bỏng lửa là phổ…
-
Bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi
Y học thường thứcCác bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi thường gặp đó là nghẹn, viêm thực quản trào ngược, viêm loét…