Sốt xuất huyết triệu chứng có gì giống và khác sốt phát ban?
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/03/benh-sot-xuat.png)
Ở một đất nước khí hậu nhiệt đới như nước ta, sốt xuất huyết có thể gặp quanh năm nhưng đặc biệt tăng nhiều vào các tháng mùa mưa. Vì sốt xuất huyết triệu chứng hầu như tương tự với các bệnh sốt phát ban khác, do vậy dễ gây nhầm lẫn, làm sai lầm trong theo dõi và điều trị.
1. Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban?
Với các đặc điểm sốt kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban…có thể nhận ra hầu như sốt xuất huyết rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban lành tính khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.
Sốt phát ban: sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng… Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.
Sốt siêu vi cũng có triệu chứng tương tự như vậy, với các biểu hiện sốt cao kèm viêm hô hấp trên, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban.
Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt này là đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn các sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết âm tính.
2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Hiện tại sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.
Với sốt xuất huyết nhẹ có thể được điều trị ngoại trú nhưng cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu nặng lên của bệnh như: nôn ói nhiều, chảy máu tiêu hóa, chảy máu cam hay chảy máu chân răng khó cầm, đau bụng dữ dội…khi có các dấu hiệu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Còn các tình trạng nặng hơn thì cần được nhập viện để theo dõi.
3. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
- Bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại, mặc dù sau khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Nhưng có đến 4 tuýp virus cho nên sau khi mắc bạn vẫn có thể mắc lại.
- Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi.
- Truyền dịch: người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến biến chứng như phù phổi, suy tim do quá tải dịch. Truyền dịch chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế và được theo dõi chặt chẽ.
- Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết: không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân.
Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cần cẩn thận phân biệt sốt xuất huyết với các tình trạng sốt siêu vi, sốt phát ban lành tính khác để có thái độ theo dõi phù hợp. Cách phòng bệnh tốt nhất là không để muỗi có cơ hội truyền bệnh, thông qua việc tiêu diệt lăng quăng, thuốc diệt muỗi, ngủ mùng.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Các vị trí thường bị nổi hạch
Y học thường thứcNổi hạch ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng là hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sức…
-
Nhiễm trùng sau gãy xương là gì và cách điều trị
Y học thường thứcPhần lớn các trường hợp gãy xương thường không gây ra nhiễm trùng. Trường hợp bị nhiễm trùng xảy ra…
-
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Y học thường thứcViêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên…
-
Cải thìa chữa đầy bụng, khó tiêu
Y học thường thứcCải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới... là loại cây thảo, lá ở…
-
Độ ẩm và sức khỏe
Y học thường thứcĐộ ẩm không khí là một đại lượng chỉ hàm lượng hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không…
-
“Bản đồ cơ thể”: Bạn đã hiểu rõ về cơ thể của mình?
Y học thường thứcCác cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năng chung như…
-
Huyết thanh là gì? Ứng dụng của huyết thanh
Y học thường thứcHuyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch…
-
Những ai không nên áp dụng chế độ ăn chay?
Y học thường thứcCó nhiều cách ăn chay nhưng không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên…
-
Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Y học thường thứcVai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và…
-
3 giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
UncategorizedBệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm…
-
Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau hoàn toàn
Y học thường thứcCảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng…
-
Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết
Y học thường thứcKhi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ…
-
Những dịch bệnh dễ bùng phát ở trẻ em thời điểm xuân hè
Y học thường thứcĐầu hè, thời tiết nắng nóng là dịp để các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như sốt xuất…
-
Cảnh giác tắc ruột do bã thức ăn
Y học thường thứcBệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn thường rất khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân cho tới…
-
Cảnh giác nguy cơ bội nhiễm nha chu do mắc tay chân miệng
Y học thường thứcTay chân miệng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng…
-
Thời điểm tốt nhất để khám phụ khoa
Y học thường thứcKhám phụ khoa là sự kiểm tra cũng như tầm soát các bệnh lý tại cơ quan sinh sản ở…
-
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Y học thường thứcChảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra…
-
Đối phó với bệnh viêm mũi họng dịp cuối năm
Y học thường thứcChẩn đoán bệnh và điều trị bệnh viêm mũi họng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của…
-
Các nguyên nhân gây viêm cơ vai
Y học thường thứcNguyên nhân gây viêm cơ bả vai khá đa dạng, một số yếu tố nguy cơ giúp gợi ý chẩn…
-
Phòng ngừa và xử trí chuột rút khi chơi thể thao
Y học thường thứcTriệu chứng chuột rút xuất hiện khi chơi thể thao kéo dài trong vài giây đến vài phút. Vậy nguyên…
-
Đau nửa đầu Migraine: bệnh lý khá thường gặp
Kiến thức y khoaBệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính có nguồn…
-
Báo động: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân, béo phì gia tăng nhanh
Kiến thức y khoaViệt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi…
-
5 cách phòng bệnh tiểu đường
Y học thường thứcHàng năm, căn bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn người trên toàn thế…
-
11 cách để ngăn chặn cảm giác thèm ăn đối với đường và thực phẩm không lành mạnh
Y học thường thứcCảm giác thèm ăn đối với đường và các thực phẩm không lành mạnh là một vấn đề không nhỏ…
-
Gân chân ngỗng
Y học thường thứcTổn thương dây chằng chéo trước khớp gối gây mất vững khớp gối, nếu không được điều trị sẽ dẫn…