Sốt giảm bạch cầu hạt trên bệnh nhân ung thư

Sốt giảm bạch cầu hạt là một cấp cứu nội khoa và là một trong những biến chứng gặp phải khi điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị.
1. Nguyên nhân sốt giảm bạch cầu hạt trên bệnh nhân ung thư
Bạch cầu hạt đóng vai trò quan trọng như những người lính giúp bảo vệ cơ thể khỏi loại nhiễm trùng. Chúng sẽ bao vây và tiêu diệt các vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và giúp cơ thể được khỏe mạnh. Do đó, giảm số lượng bạch cầu hạt sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân đang được hóa trị, sẽ có nguy cơ bị giảm bạch cầu hạt kèm sốt (gọi là sốt giảm bạch cầu hạt). Hậu quả của tình trạng này có thể đưa đến nhiễm trùng máu, sốc và có thể tử vong. Vì vậy, việc lưu ý sau hóa trị và phát hiện sớm các triệu chứng của sốt giảm bạch cầu hạt rất quan trọng.
2. Triệu chứng sốt giảm bạch cầu hạt
Thông thường, giảm bạch cầu hạt sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, những bệnh nhân hóa trị cần được theo dõi sát các triệu chứng như lạnh run hoặc sốt.
Khi uống các thuốc như steroid hoặc paracetamol có thể che đi triệu chứng sốt. Do vậy, cần chú ý các triệu chứng của nhiễm trùng như:
- Triệu chứng giống cảm cúm: Mệt nhiều, nhức mỏi cơ, chảy mũi,…
- Ho, khạc đàm nhiều, khò khè, khó thở.
- Đổ mồ hôi bất thường
- Nôn ói, tiêu chảy hoặc tiểu gắt buốt
- Sưng, nóng, đỏ, đau, hoặc chảy mủ tại vị trí tiêm truyền
- Nổi mụn mủ ở da, khóe móng tay, móng chân, hậu môn.
- Đau đầu hoặc cứng cổ
- Lở miệng, chảy dịch hoặc mủ ở tai – mũi – họng…
Khi có bất kỳ triệu chứng như trên, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng
Bên cạnh việc phát hiện sớm các triệu chứng như trên, bạn nên chú ý đến sinh hoạt hằng ngày để phòng ngừa nhiễm trùng như:
- Đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên khi bạn thấy lạnh run, đổ mồ hôi hoặc cảm giác sốt.
- Ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không nên ăn thịt cá sống, tái, gỏi. Nên rửa sạch rau trái cây trước khi ăn. Không ăn uống vỉa hè, hoặc uống nước đá ở hàng quán bên ngoài.
- Rửa tay thường xuyên đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận và súc miệng thường xuyên (3-4 lần mỗi ngày) để phòng ngừa lở miệng.
- Tắm rửa mỗi ngày và không dùng chung khăn với người khác.
- Rửa sạch các vết trầy xước da ngay với nước và xà phòng sau đó che lại bằng băng gạc để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Nên đeo bao tay khi làm vườn và hạn chế tiếp xúc với thú vật, túi rác, nước cắm hoa…
- Tránh những nơi đông người hoặc những người đang bị cảm lạnh, cúm hoặc bệnh lây nhiễm.
Nếu bạn có được đặt catheter (ống thông) hoặc các đường truyền tĩnh mạch khác, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và tham khảo các điều dưỡng về cách hướng dẫn chăm sóc các đường truyền này.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không?
Bệnh chuyên khoaLao hạch là một loại của bệnh lao khá phổ biến. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt…
-
Tổng quan về ung thư đường mật
Bệnh chuyên khoaUng thư đường mật là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống…
-
Bệnh trĩ – Biến chứng khôn lường
Bệnh chuyên khoaHiện nay, số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt đối với “dân văn phòng” là…
-
Những bệnh nguy hiểm về mắt cần điều trị sớm
Bệnh chuyên khoaNhững bệnh nguy hiểm về mắt cần điều trị sớm Đục thủy tinh thể, võng mạc tiểu đường, tăng nhãn…
-
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Bệnh chuyên khoaTúi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại…
-
Ung thư da
Bệnh chuyên khoa1.Tổng quan bệnh Ung thư da Ung thư da là gì? Ung thư da là một trong các ung thư thường…
-
Bệnh lao phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaBệnh lao phổi hiện nay đã được chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ của y học hiện đại.…
-
Bị thủy đậu: Bôi xanh methylen lúc nào mới đúng?
Bệnh chuyên khoaChỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ, lúc này việc chấm trực tiếp…
-
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh chuyên khoa1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Viêm loét dạ dày tá tràng là những bệnh cấp hoặc…
-
Gan nhiễm mỡ: dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaGan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, thường gặp ở mọi độ tuổi. Theo…
-
Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhược cơ
Bệnh chuyên khoaBệnh nhược cơ duchenne là một bệnh lý thần kinh gây ra bởi các rối loạn dẫn truyền thần kinh…
-
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi dễ bị bỏ qua
Bệnh chuyên khoaRối loạn tiền đình là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi.…
-
Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của viêm – loét dạ dày tá tràng
Bệnh chuyên khoaBài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của viêm - loét…
-
Viêm da cơ địa: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaViêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với…
-
Tai Biến Chung Trong Gây Mê – Hồi Sức
Bệnh chuyên khoaNhững biến cố trong gây mê được chia thành hai nhóm: nhóm biến cố nhẹ (incident) thường gặp, ít để…
-
Nhận diện các loại viêm kết mạc mắt
Bệnh chuyên khoaBệnh viêm kết mạc mắt là bệnh lý thường gặp gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh…
-
Bệnh đa u tủy xương và hướng điều trị hiện nay
Bệnh chuyên khoaHằng năm ở Việt nam có khoảng 100 ca bị bệnh đa u tủy xương và 85 trường hợp tử…
-
Bệnh ung thư thứ 2: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaBệnh ung thư thứ hai là ung thư xảy ra trên bệnh nhân đã mắc ung thư trước đó. Bệnh…
-
Cơ chế hình thành bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh chuyên khoaViêm tuyến giáp phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3, FT4, TSH hạ thấp dẫn đến tình…
-
Biến chứng của viêm màng ngoài tim
Bệnh chuyên khoaViêm màng ngoài tim nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy…
-
Xơ gan và những quan niệm sai lầm
Bệnh chuyên khoaXơ gan là hậu quả của bệnh lý gan mạn tính. Tổ chức xơ, sẹo và các nhân tái tạo…
-
Các loại viêm phổi thường gặp
Bệnh chuyên khoaViêm phổi là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp và được phân thành nhiều loại với các nguyên…
-
Chảy máu tuyến yên: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ tuyến yên là một bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp, thường có những biểu hiện tiêu…
-
Đau lưng ở người lớn tuổi
Bệnh chuyên khoaĐau cấp và mạn tính là vấn đề cần quan tâm ở người cao tuổi. Theo thống kê ở các…
-
Viêm phổi thùy là gì? Cách nhận diện và phòng tránh
Bệnh chuyên khoaViêm phổi bao gồm viêm phổi thùy và phế quản phế viêm, bệnh viêm phổi thùy diễn biến bệnh thường…