Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tắc ruột
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/05/trẻ.png)
Trẻ bị tắc ruột có thể do táo bón kéo dài hoặc do khối u. Ngoài ra, cũng có thể do không tuân thủ an toàn vệ sinh và bị vi khuẩn giun đũa gây dính kết. Khi bị tắc ruột trẻ khóc nhiều vì đau bụng dữ dội, nôn ói. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý và xử lý kịp thời khi trẻ gặp phải chứng bệnh này.
1. Chứng tắc ruột là gì?
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Trong đó bã thức ăn là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non. Khối bã thức ăn được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật khác nhau như: cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng…
Ngoài ra khi ruột bị nút, bị bít lại do sự chèn ép từ ngoài ruột như dây chằng, khối u… hoặc do dị vật như: giun, bã thức ăn, sỏi mật, khối u sùi trong lòng ruột, nút phân su… cũng gây nên tình trạng tắc ruột. Nhưng chủ yếu bã thức ăn là nguyên nhân chính gây tắc ruột ở trẻ.
Tắc ruột rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân trước mổ, nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.
2. Dấu hiệu trẻ bị tắc ruột
Về lâm sàng, có 4 triệu chứng chính gồm đau, nôn, táo bón và chướng bụng:
- Các cơn đau thường xuất hiện khá sớm, có thể xảy ra đột ngột và dữ dội khoảng 2 – 3 phút rồi giảm dần và sau một thời gian lại xuất hiện; cường độ ngày càng tăng dần; cơn đau xảy ra xung quanh vùng trên rốn, bên trái hoặc bên phải bụng, vùng chậu… sau đó lan tỏa nhanh chóng ra toàn bụng.
- Nôn là dấu hiệu dễ xác định, chúng có thể xuất hiện sớm kèm với cơn đau do tăng nhu động và phản nhu động; lúc đầu trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đến dịch mật, dịch tiêu hóa; khi nôn sớm và nhiều là biểu hiện tắc ruột ở cao, thường xuất hiện tình trạng mất nước sớm; khi nôn ra phân là tắc ruột đã để quá muộn và tắc ruột thấp có dấu hiệu nôn xuất hiện muộn; tình trạng nôn muộn thường đi kèm với triệu chứng chướng bụng.
- Táo bón cũng thể hiện ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột, đây là triệu chứng lâm sàng quyết định để chẩn đoán tắc ruột nhưng lại khó xác định nhất vì là dấu hiệu chủ quan mà nhiều khi bệnh nhân không quan tâm đến.
- Chướng bụng thường được phát hiện bằng các phương pháp thăm khám trên lâm sàng như: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, khám trực tràng…
Ở độ tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ nhai kém và chưa biết nhằn hột. Vì thế, nguy cơ bị tắc ruột là rất lớn khi trẻ ăn các loại quả có nhiều xơ bã, chát, đặc biệt là hoa quả có nhiều hột nhỏ và cứng.
Việc chẩn đoán sớm bệnh sẽ là đều cần thiết. Nên phòng tai nạn bằng cách kiểm soát thật kỹ thức ăn cho trẻ. Nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Thực phẩm bổ não giúp tập trung hơn
Dinh dưỡngNão là một cơ quan sử dụng nhiều năng lượng với mức khoảng 20% lượng calo cơ thể. Vì vậy,…
-
Sự thay đổi của bà bầu tuần 4
UncategorizedVào những tuần đầu thau kỳ, sau khi phôi đã gắn vào tử cung, túi ối và nhau thai cũng…
-
Thiếu sắt có thể gây bệnh gì?
DINH DƯỠNGSắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong…
-
Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaChứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân…
-
GÓI KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT TOÀN DIỆN NAM GIẢM GIÁ 30%
UncategorizedGÓI KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT TOÀN DIỆN NAM GIẢM GIÁ 30% MÃ: B06 KSK NAM Thời gian áp dụng;…
-
Ăn gì để phòng xơ vữa động mạch
Dinh dưỡngUống trà xanh mỗi ngày, thường xuyên ăn dứa, đu đủ và gừng, nghệ, tỏi… để ngăn ngừa xơ vữa…
-
Nguyên nhân gây bệnh teo cơ Duchenne
Bệnh chuyên khoaBệnh teo cơ Duchenne hay còn gọi là bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh lý di truyền ở người,…
-
Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Bệnh chuyên khoaViêm thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Đây là…
-
CHÚNG TÔI LÀ BLOOMAXX 2 (demo)
Uncategorized -
Cách nhận biết sớm bệnh thiếu máu não?
UncategorizedBệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến nhưng ít bệnh nhân để ý để khám…
-
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
UncategorizedSốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…
-
Điểm khác biệt của tế bào ung thư so với tế bào thường
UncategorizedUng thư là căn bệnh nguy hiểm thường gặp và gây ra hậu quả khó lường nếu không được phát…
-
Lưu ý chọn khẩu trang chống bụi mịn do ô nhiễm không khí
UncategorizedHiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Tình…
-
Bướu cổ có mấy loại?
UncategorizedBướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp, đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước, dưới thấp…
-
Viêm da cơ địa dễ tái phát khi trời lạnh
UncategorizedBệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng rất thường…
-
Vắc xin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể như thế nào?
CHỦNG NGỪAHệ thống miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau để…
-
Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa?
DINH DƯỠNGNước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với những nước uống thể thao…
-
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Bệnh chuyên khoaGan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng…
-
Định lượng vitamin D máu trong khám sức khỏe tổng quát
UncategorizedVitamin D có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên tình trạng thiếu loại vitamin…
-
Một số biến chứng, tác dụng phụ của gây tê tủy sống trong phẫu thuật
UncategorizedTrong những năm gần đây, gây tê tủy sống đang là một trong những phương pháp được sử dụng rộng…
-
Vì sao lóc tách động mạch chủ lại nguy hiểm?
TẤT CẢLóc thành động mạch chủ hay còn được gọi là bóc tách động mạch chủ, đây được gọi là một…
-
Viêm quanh khớp vai có thể gây tàn phế
Bệnh chuyên khoaViêm quanh khớp vai là bệnh thường gặp, nhưng không mấy người bệnh quan tâm điều trị sớm và triệt…
-
Viêm loét dạ dày lây nhiễm qua đường nào?
UncategorizedĐường miệng – miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng người bệnh. Đường phân – miệng:…
-
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
UncategorizedThuốc điều trị rối loạn giấc ngủ thường phải sử dụng trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều…
-
U mô đệm đường tiêu hóa
Bệnh chuyên khoaU mô đệm đường tiêu hóa là một loại ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc…