Như thế nào được gọi là uống nhiều rượu?
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/06/20.png)
Uống rượu ở mức độ hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Ngược lại nếu uống quá mức lại là hiểm hoạ và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
1. Thế nào được coi là uống rượu nhiều
Đối tượng uống rượu nhiều sẽ có mức độ uống rượu mỗi ngày như sau:
- Số gam cồn uống/ ngày: trên 30g
- Rượu mạnh 40 độ cồn: mỗi ngày uống trên 75ml
- Rượu vang 12 độ cồn: uống trên 260ml mỗi ngày
2. Thế nào được coi là uống rượu quá nhiều
Với các đối tượng uống quá nhiều sẽ có mức độ uống rượu như sau:
- Số gam cồn/ ngày: uống nhiều hơn 4 đơn vị cồn/ ngày
- Rượu mạnh 40 độ cồn: uống trên 100ml/ ngày
- Rượu vang 12 độ cồn: uống trên 350ml/ ngày
1 đơn vị cồn tương đương một chén rượu mạnh 30ml ( 40%).
Uống nhiều rượu sẽ gây ra nhiều nguy hại cho bản thân người uống và cả những người xung quanh.
3. Uống rượu bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe?
Theo nghiên cứu của các cơ quan chức năng, tỷ lệ tai nạn và nguy cơ bệnh tật tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Mức độ uống rượu càng nhiều, nguy cơ tử vong càng tăng.
Đối với nam giới, không nên uống quá 14 đơn vị trong 1 tuần. Nếu uống rượu bia, chỉ nên uống ở mức vừa phải: nam giới không quá 3 đơn vị rượu / ngày, nữ giới không quá 2 đơn vị rượu/ ngày.
Để tránh vượt quá giới hạn an toàn của sức khỏe, cần phải biết uống một cách điều độ, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
4. Nồng độ cồn ở mức độ vừa phải
- Số gam cồn/ ngày: uống từ 1- 3 đơn vị cồn mỗi ngày
- Rượu mạnh 40 độ cồn: uống từ 25-75ml mỗi ngày
- Rượu vang 12 độ cồn: uống từ 88-260ml
1 đơn vị rượu thường có từ 8-14g rượu nguyên chất, mỗi đơn vị tương đương 270ml bia hoặc 1 chén rượu vang 125m, hoặc 1 chén rượu mạnh 25ml.
5. Tác hại của việc uống rượu nhiều?
Khi quá lạm dụng rượu bia, uống rượu quá mức cho phép sẽ đem đến nhiều tác hại như sau:
- Suy giảm trí nhớ, tinh thần không ổn định
- Giấc ngủ bị rối loạn
- Giảm khả năng lao động
- Dễ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư ( ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, …). Tỷ lệ mắc bệnh càng cao khi uống càng nhiều.
- Khi mang thai, nếu người mẹ uống nhiều rượu, bé sẽ dễ bị dị tật, cân nặng của bé bị giới hạn
- Nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần, ung thư gan, các bệnh về tim mạch cũng tăng ( huyết áp tăng, dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não…)
- Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nước – điện giải, và dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận. Rất nhiều người vẫn còn cho rằng, uống nhiều rượu bia sẽ giúp cơ thể giải khát, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
- Uống nhiều rượu gây các tác động tiêu cực đến chức năng vận động và quá trình tư duy của người sử dụng.
- Người uống rượu bia dễ gây tai nạn giao thông. Rượu gây mất tập trung, điều khiển giao thông trong trạng thái không tỉnh táo gây thiệt hại rất nặng nề cho chính bản thân và cả những người xung quanh.
Hiện rượu bia là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người dân cần phải nâng cao ý thức về việc sử dụng rượu bia ở mức độ hợp lý.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không?
Y học thường thứcHằng năm, số bệnh nhân ung thư gan tại nước ta ngày càng tăng. Chỉ trong năm 2018 đã có…
-
Ảnh hưởng và cách xử trí khi dùng insulin quá liều
Y học thường thứcInsulin là hormon duy nhất của cơ thể đóng vai trò làm giảm đường huyết thông qua cơ chế giúp…
-
Rửa tay đúng cách quan trọng không kém đeo khẩu trang
Y học thường thứcƯớc tính 80% tổng số ca bệnh truyền nhiễm thông thường lây qua tay. Rửa tay giúp giảm 21% nguy…
-
8 cách chữa hôi miệng tự nhiên và hiệu quả
Y học thường thứcHôi miệng là một căn bệnh phổ biến và nó có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Trên thực…
-
Suy giảm thị lực: Những điều cần biết
Y học thường thứcKhi nhận thấy bản thân bị suy giảm thị lực, điều cần thiết nhất nên làm là đến ngay cơ…
-
Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ bữa sáng
Y học thường thứcKhông ăn sáng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, bộ nhớ và hoạt…
-
Hướng dẫn cha mẹ đeo khẩu trang cho bé phòng dịch do virus Corona
Y học thường thứcTrẻ em là đối tượng sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc…
-
Sơ cứu khi gãy xương
Y học thường thứcGãy xương là tình trạng thường gặp trong đời sống hàng ngày chủ yếu là do tai nạn giao thông.…
-
Cơ chế hình thành bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Y học thường thứcBệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hay còn gọi tên đầy đủ là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
-
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi
Kiến thức y khoaTổ chức Y Tế Thế Giới đã ban hành lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi, tất cả…
-
Mọi thứ cần biết về rửa tay để bảo vệ bạn khỏi Coronavirus
UncategorizedGiữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để…
-
Những điều ngạc nhiên có thể làm hỏng gan của bạn
UncategorizedGan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người và cũng là một trong những cơ…
-
Đừng bao giờ bỏ qua 9 dấu hiệu suy tim này
Y học thường thứcKhông phải tất cả các bệnh lý của tim đều có triệu chứng rõ ràng. Một số triệu chứng thậm…
-
6 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng
Y học thường thứcBuồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Chúng đóng một vai trò quan…
-
Uống thuốc vào thời điểm nào tốt nhất
Y học thường thứcĐối với thuốc loại uống, đặc biệt phải uống đôi ba lần trong ngày, người ta rất quan tâm đến…
-
Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục
Y học thường thứcKể từ khi xuất hiện triệu chứng mãn dục nam, cơ thể nam giới có nhiều sự thay đổi. Bên…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể
Y học thường thứcLo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược…
-
Các nguyên nhân khiến chân bạn bị đau
UncategorizedNguyên nhân bị đau chân rất đa dạng và gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ không nguy hiểm…
-
Giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh
Kiến thức y khoaTập thể dục vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tập thể dục quá mức không…
-
Giao mùa, cảnh giác bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Y học thường thứcTổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm…
-
Các biến chứng quai bị thường gặp nhất
Y học thường thứcQuai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp, nếu không biết cách phòng tránh và…
-
Đột quỵ não và những điều cần biết
Y học thường thức1) Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi cung cấp máu một bộ phận não…
-
Các bệnh lý thường gặp ở động mạch thận
Y học thường thứcĐộng mạch thận có vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp máu cho các hoạt động của thận. Các…
-
Các triệu chứng cảnh báo tắc ruột
Y học thường thứcNhận biết sớm triệu chứng tắc ruột sẽ giúp nhanh chóng chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có…
-
Hiểu đúng về khái niệm “phơi nhiễm”
Y học thường thứcPhơi nhiễm là thuật ngữ được bộ Y tế dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không…