Bệnh máu khó đông có di truyền?

Hiện nay, tại Việt Nam có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông và chỉ có khoảng 50% bệnh nhân trong số đó được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm. Vậy bệnh máu khó đông là gì và liệu bệnh có khả năng di truyền hay không?
1. Máu khó đông là bệnh gì?
Bệnh máu khó đông (bệnh Hemophilia) là bệnh rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu VIII và IX.
Tùy theo yếu tố đông máu bị thiếu hụt, bệnh máu khó đông sẽ được đặt tên khác nhau:
- Hemophilia A: giảm yếu tố đông máu VIII – đây là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm đến hơn 80%
- Hemophilia B: giảm yếu tố đông máu IX
- Hemophilia C: giảm yếu tố đông máu XI- bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, thể lặn
2. Bệnh máu khó đông có di truyền không?
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn chảy máu do thiếu các yếu tố cần thiết để làm đông máu và có tính di truyền.
Hemophilia A là chứng máu khó đông thường gặp nhất và là bệnh lý di truyền cho con trai. Nhiễm sắc thể giới tính X chứa gen sản xuất yếu tố đông máu, có tính di truyền. Khi nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) nhận X bệnh từ người mẹ, thì chắc chắn sẽ có những biểu hiện của bệnh máu khó đông. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì mới xuất hiện biểu hiện bệnh ở nữ giới.
Nếu bé gái chỉ chứa một nhiễm sắc thể X bệnh thì không có những biểu hiện của bệnh nhưng vẫn có thể di truyền cho con trai. Chính vì vậy, nam giới là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh máu khó đông, số lượng nữ giới mắc bệnh này rất ít bởi xác suất để cả bố và mẹ đều mang gen bệnh là rất thấp.
Để thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh, gia đình có người mắc bệnh máu khó đông nên làm xét nghiệm gen chẩn đoán gen bệnh để được bác sĩ tư vấn về cơ chế di truyền.
3. Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh máu khó đông có thể bị xuất huyết không kiểm soát chỉ bởi một chấn thương nhỏ. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay gây tàn tật cho người bệnh bởi vết thương nhỏ như đứt tay.
Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể như chảy máu lợi, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu bàng quang, chảy máu dưới da, khớp… Ở những nơi dễ va chạm như cánh tay, bắp chân, khớp gối, cổ, vai, chân sẽ có thể xuất hiện một số vết bầm tím.
Đặc biệt là với những người bệnh bị chảy máu trong khớp, khớp sẽ bị ứ máu, sưng, đau, đỏ, sau đó dẫn đến tình trạng viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính nếu không được điều trị kịp thời bằng cách bù các yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn máu có tính di truyền, chính vì vậy cần thực hiện xét nghiệm gen để chẩn đoán gen bệnh, tránh nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị máu khó đông có thể gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như khớp biến dạng, tàn tật thậm chí là nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh máu khó đông còn phải cẩn trọng trong sinh hoạt, vận động thường ngày, tránh để bị chấn thương.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Cách phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường?
Hỏi đáp sức khỏeĐiều quan trọng nhất là bệnh nhân khống chế được đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu vì đây…
-
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày?
Hỏi đáp sức khỏe1. Do chế độ ăn – Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.…
-
Tư thế ngủ có ảnh hưởng tới việc bị nghẹt mũi?
TAI MŨI HỌNGNghẹt mũi là tình trạng các niêm mạc của một bên mũi bị ứ đầy trong khi niêm mạc ở…
-
Bệnh ung thư phổi có lây không?
HÔ HẤPUng thư phổi là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người hay hút thuốc hoặc người thường xuyên tiếp…
-
Người bị bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
HÔ HẤPBệnh hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, do đó những câu…
-
Tại sao có máu trong nước tiểu?
NỘI TIẾTCó máu trong nước tiểu (Hematuria) thường không phải là một tình trạng cấp cứu khẩn. Tuy nhiên, có máu…
-
Bệnh xoang lông là gì?
DA LIỄU1. Bệnh xoang lông là gì và nguyên nhân do đâu? Bệnh xoang lông là tình trạng nhiễm trùng kéo…
-
Chích ngừa rồi thì hiệu quả phòng bệnh ra sao? Vì sao có trẻ chích ngừa rồi vẫn bị mắc bệnh?
CHỦNG NGỪA- Hiệu quả phòng bệnh của văcxin tùy thuộc ba yếu tố: hiệu lực của văcxin (thông thường đạt 80-95%);…
-
Lạc nội mạc tử cung
SẢN PHỤ KHOALạc nội mac tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài buồng tử cung ở đó…
-
Viêm phổi có thể được bảo vệ bởi vắc-xin như thế nào?
CHỦNG NGỪATheo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), mỗi năm có gần 1 triệu…
-
Sốt virus ở người lớn có nên truyền nước?
CHỦNG NGỪAVirus gây bệnh cúm hiện nay có sự khác nhau về chủng và về loại. Hiện tượng cúm dường như…
-
Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm?
DINH DƯỠNGKẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý…
-
Những điều cần biết về siêu âm cho các bà mẹ đang mang bầu
SẢN PHỤ KHOAHầu hết các loại siêu âm đều sử dụng sóng siêu âm. An toàn, không gây đau đớn cho bạn…
-
Điều trị đau thần kinh do di chứng của bệnh zona như thế nào?
DA LIỄUBệnh Zona (giời leo) là kết quả tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus-VZV). Virus này cũng chính…
-
Viêm mào tinh hoàn – Căn bệnh đáng quan tâm
DA LIỄUViêm mào tinh hoàn là một trong số những bệnh thường gặp trong hệ thống cơ quan sinh dục nam…
-
Mắc quai bị rồi liệu có bị lại nữa không?
Bệnh chuyên khoaQuai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc…
-
Loét miệng tái phát là gì?
TAI MŨI HỌNGKhoa Tai mũi họng các bệnh viện rất thường gặp những người bệnh khổ sở với những ổ loét ở…
-
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?
TẤT CẢTùy vào sự phát triển của bệnh cũng như bệnh nhân mà gan nhiễm mỡ được chia làm 3 cấp…
-
Đèn LED xanh làm hại mắt, rủi ro về giấc ngủ?
MẮTCó nhiều thông tin về việc đèn LED xanh cũng như ánh sáng xanh có tác động tiêu cực tới…
-
Nguyên nhân gây ra rối loạn tuần hoàn não?
NỘI THẦN KINHMọi nguyên nhân làm cho máu lên não kém đều gây rối loạn tuần hoàn não. Có khoảng 80% số…
-
Bệnh xơ cứng rải rác (hay bệnh đa xơ cứng) là gì?
TẤT CẢBệnh xơ cứng rải rác là một bệnh gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực, tê, ngứa,…
-
Bó bột gãy xương bàn chân: Cần lưu ý gì?
CƠ XƯƠNG KHỚPXương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ…
-
Những thực phẩm nào tốt cho người mắc bệnh sỏi thận?
NỘI TIẾTThực phẩm tốt cho người mắc bệnh sỏi thận: Khi đã mắc bệnh sỏi thận, nếu bệnh nhân ăn uống…
-
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng?
TAI MŨI HỌNGĐối với những trường hợp thanh niên nam nữ trên 30 tuổi có nhu cầu khám định kỳ để sàng…
-
Khi nào nên đi khám mắt? Có nên đi khám mắt định kỳ không?
MẮTKhám mắt định kỳ là việc cần thiết giúp bạn bảo vệ thị lực cho chính mình. Các kết quả…