Nguyên nhân gây đổ mồ hôi về đêm
![](https://www.bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/08/mofff.png)
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, ở cả nam lẫn nữ. Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid.
1. Đổ mồ hôi đêm là như thế nào?
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra mồ hôi nhiều quá mức có thể làm ướt quần áo và giường nệm, do môi trường hoặc phòng ngủ quá nóng, mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ…
Đổ mồ hôi đêm khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và thức giấc. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi về đêm.
2. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm
2.1 Mãn kinh
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh thường là do các cơn nóng bừng xảy ra vào ban đêm.
2.2 Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật khiến cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh không chỉ gây đổ mồ hôi đêm mà còn cả ban ngày, người bệnh nếu có cảm xúc thái quá cũng có thể gây đổ mồ hôi. Những giấc mơ vào ban đêm cũng khiến người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
2.3 Bệnh nhiễm trùng
Nhiều loại bệnh nhiễm trùng có triệu chứng đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm như lao, lao phổi, các bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe…. HIV cũng khiến người bệnh bị đổ mồ hôi đêm. Ngoài triệu chứng đổ mồ hôi nhiều về đêm, các bệnh còn có dấu hiệu khác như sốt khi về chiều, ăn kém, sụt cân, như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, áp-xe…
2.4 Ung thư
Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư. Trong đó, bệnh ung thư phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là ung thư máu thể lymphoma – một dạng ung thư bạch cầu ác tính. Dạng ung thư này khó chữa với các triệu chứng điển hình là sưng hạch, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm.
2.5 Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như các thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi đêm, do loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Ngoài ra, các loại thuốc như hạ sốt, kháng sinh (như aspirin, acetaminophen), các thuốc có thành phần giảm đau, nicotine, caffeine cũng tác động tới não và làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.
2.6 Bị hạ đường huyết
Lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm (dưới 70mg/dL) cũng có thể gây đổ mồ hôi đêm. Những người bị bệnh hạ đường huyết thường có các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi.
2.7 Rối loạn nội tiết tố
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh và cường giáp.
2.8 Các bệnh lý về thần kinh
Một trong các nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể không phổ biến nhưng là yếu tố chỉ định như sau chấn thương, đột quỵ, hoặc các bệnh lý về thần kinh, bệnh rỗng tủy sống đều có thể dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm gây ra nhiều phiền toái vì có thể khiến chúng ta bị thức giấc. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều về đêm mà không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng khác, người bệnh cần đi khám để xác định căn nguyên của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Sự thay đổi của bà bầu tuần 4
UncategorizedVào những tuần đầu thau kỳ, sau khi phôi đã gắn vào tử cung, túi ối và nhau thai cũng…
-
Kháng sinh – dùng thuốc sơ sẩy sẽ mang họa!
Y học thường thứcKhông dùng kháng sinh đúng theo chỉ định, ngưng dùng nửa chừng, tự ý mua kháng sinh là thuốc phải…
-
Cách đưa oxy lên não giúp bạn luôn tỉnh táo
Y học thường thứcNão bộ thiếu oxy sẽ khiến cho các hoạt động của não bộ bị suy giảm. Người bệnh thường có…
-
Bó bột và cách chăm sóc tại nhà
Y học thường thứcBó bột được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất…
-
Viêm họng, ho khạc ra máu: Cảnh giác các bệnh nguy hiểm
Y học thường thứcViêm họng, ho khạc ra máu rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì có…
-
4 biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Y học thường thứcViêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây…
-
Ưu điểm của tán sỏi thận ngoài cơ thể
Y học thường thứcHiện đang có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận được áp dụng. Trong đó, phương pháp tán sỏi…
-
Những khó khăn có thể gặp trong điều trị loãng xương
Y học thường thứcLoãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh…
-
Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường
Y học thường thứcĐi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo…
-
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi
Kiến thức y khoaTổ chức Y Tế Thế Giới đã ban hành lịch tiêm phòng chuẩn cho trẻ dưới 2 tuổi, tất cả…
-
Suy giảm thị lực: Những điều cần biết
Y học thường thứcKhi nhận thấy bản thân bị suy giảm thị lực, điều cần thiết nhất nên làm là đến ngay cơ…
-
Các vị trí thường bị nổi hạch
Y học thường thứcNổi hạch ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng là hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sức…
-
Những dịch bệnh dễ bùng phát ở trẻ em thời điểm xuân hè
Y học thường thứcĐầu hè, thời tiết nắng nóng là dịp để các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như sốt xuất…
-
Các bệnh lý dễ gặp khi giao mùa và cách phòng tránh
Y học thường thứcThời điểm giao mùa, lúc mưa ẩm lúc nắng gắt, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn…
-
Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ
Y học thường thứcCác mẹ có biết vệ sinh mũi cho trẻ là khâu quan trọng trong điều trị và giúp bé phòng…
-
Khoảng sáng sau gáy là gì, mẹ cần biết!
Y học thường thứcMang thai sẽ có muôn vàn câu chuyện hạnh phúc, hồi hộp lẫn lo âu. Những cảm xúc liên tục thay…
-
Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?
Y học thường thứcMức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho…
-
Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Y học thường thứcMỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu có liên quan đến các bệnh lý tim mạch, béo…
-
Khắc phục hiện tượng khó thở, tim đập nhanh khi mang thai
Y học thường thứcTim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng thường gặp đối với đa số mẹ bầu, khiến cho các…
-
Đèn LED xanh có nguy cơ không tốt cho mắt và giấc ngủ
Y học thường thứcÁnh sáng xanh từ đèn LED gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến não…
-
Người lớn cũng cần cảnh giác với sởi
Y học thường thứcSốt phát ban dạng sởi ở người lớn cũng cần được cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm như…
-
Đột quỵ có thể phòng ngừa
Y học thường thứcĐột quỵ xảy ra khi bị vỡ hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Nếu không chữa trị, những…
-
Những lý do gây chóng mặt sau khi ngủ dậy
UncategorizedChóng mặt sau khi ngủ dậy là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân…
-
Cấy tinh chất DNA cá hồi: nguy hại mới từ việc làm đẹp
Y học thường thứcViệc cấy các tinh chất vào cơ thể của chúng ta - bản chất chỉ là một dạng tiêm chất dinh…
-
Các nguyên nhân gây hồi hộp tim
Y học thường thứcTim cần một môi trường chung quanh bình thường và ổn định để hoạt động tốt. Điều này đặc biệt…