Chi tiết bài viết

Bạn hiểu gì về nhóm máu của mình?

Trong khi phần lớn máu người được tạo thành từ những phần cơ bản giống nhau, tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra máu người có rất nhiều máu khác nhau. Có tám nhóm máu khác nhau và các loại này được xác định bởi gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ.

1. Các thành phần cơ bản của máu

Hầu hết mọi người có khoảng 4 – 6 lít máu trong cơ thể. Máu của bạn được tạo thành từ các loại tế bào khác nhau trôi nổi trong chất lỏng được gọi là huyết tương, các tế bào này bao gồm:

  • Tế bào hồng cầu (tên tiếng Anh là red blood cell) cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
  • Tế bào bạch cầu (tên tiếng Anh là white blood cell) tiêu diệt các vật thể xâm lược và chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu (tên tiếng Anh là platelet) giúp quá trình đông máu được diễn ra.
  • Huyết tương (tên tiếng Anh là Plasma) là một chất lỏng được tạo thành từ protein và muối.

Điều làm cho máu của bạn khác với máu người khác là sự kết hợp độc đáo của các phân tử protein, được gọi là kháng nguyên và kháng thể. Kháng nguyên có trên bề mặt các tế bào hồng cầu và kháng thể có trong huyết tương của bạn. Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể trong máu là nền tảng xác định nhóm máu của từng người.

2. Các hệ thống nhóm máu

Có bốn nhóm máu chính và tám loại máu khác nhau. Các bác sĩ gọi đây là Hệ thống nhóm máu ABO.

Hệ thống nhóm máu ABO được sử dụng để xác định các loại kháng nguyên khác nhau trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Ứng dụng của hệ thống này nhằm xác định loại máu, từ đó những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

Có bốn nhóm máu hệ ABO:

  • Nhóm A: Bề mặt của các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên A và huyết tương có kháng thể chống B sẽ tấn công bất kỳ nhóm máu nào có kháng nguyên B.
  • Nhóm B: Bề mặt của các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên B và huyết tương có kháng thể chống A sẽ tấn công bất kỳ nhóm máu nào có kháng nguyên A.
  • Nhóm AB: Tế bào hồng cầu nhóm máu này có cả kháng nguyên A và B, nhưng huyết tương không chứa kháng thể chống A / chống B. Các cá nhân có nhóm máu AB có thể nhận được bất kỳ nhóm máu nào.
  • Nhóm O: trong Plasma của nhóm máu này chứa cả hai loại kháng thể chống A / chống B, nhưng bề mặt của các tế bào hồng cầu không chứa bất kỳ kháng nguyên A / B nào. Không có kháng nguyên A / B có nghĩa là nhóm máu có thể được truyền máu cho người có bất kỳ nhóm máu nào.

Một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh, còn được gọi là kháng nguyên RhD.

Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên RhD, chúng là RhD dương tính, nếu không thì là RhD âm tính. Điều này dẫn đến có tám nhóm máu chính trong hệ thống nhóm máu ABO/RhD.

Bốn nhóm máu chính là A, B, O hoặc AB và mỗi loại có thể dương tính hoặc âm tính. Ở Hoa Kỳ có tỷ lệ nhóm máu như sau:

  • 30% nhóm máu A +
  • 6% nhóm máu A-
  • 9% nhóm máu B +
  • 2% nhóm máu B-
  • 4% nhóm máu AB +
  • 1% nhóm máu AB-
  • 39% nhóm máu O +
  • 9% nhóm máu O-

Khoảng 82% dân số ở Hoa Kỳ có máu dương tính với RhD. Nhóm máu hiếm nhất là AB âm tính.

Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 42,1%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm A khoảng 21,2% và nhóm AB khoảng 6,6%. Có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

3. Nguyên tắc truyền máu

Nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 bởi nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Trước đó, các bác sĩ nghĩ rằng tất cả máu đều giống nhau nên dẫn đến tình trạng rất nhiều người đã chết sau khi được truyền máu. Bây giờ các chuyên gia đã biết rằng nếu bạn trộn máu từ hai người từ các nhóm máu khác nhau thì máu trộn đó sẽ bị vón cục, có thể gây tử vong. Đó là do người được truyền máu có kháng thể chống lại các tế bào của máu người hiến, gây ra phản ứng độc (tên tiếng Anh là toxic reaction).

Để việc truyền máu được an toàn và hiệu quả, phương án tốt ấn là người hiến và người nhận phải có cùng nhóm máu. Những người có nhóm máu A có thể lấy máu nhóm A một cách an toàn và những người có nhóm máu B có thể nhận được nhóm máu B. Tốt nhất khi người hiến và người nhận là có cùng nhóm máu và máu của họ đã được kiểm tra thông qua xét nghiệm chéo và định nhóm máu. Nhưng trên thực tế, người hiến máu có thể không phải lúc nào cũng cùng nhóm với người nhận, do đó có thể truyền nhóm máu tương thích giữa người nhận và người cho. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu "cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O. Nhóm máu AB là nhóm máu "nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Người có nhóm máu A có thể máu nhóm O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận máu nhóm O hoặc B.

4. Tại sao bạn cần biết về nhóm máu của mình?

Biết được nhóm máu rất quan trọng vì khi bạn gặp nguy hiểm, các bác sĩ phải biết bạn ở nhóm máu nào (mà lúc đó thời gian rất cấp bách, đặc biệt khi gặp tai nạn hoặc bị thương ở chiến trường) mới có thể tiếp máu cho bạn. Vì thể, bạn phải biết chắc chắn mình thuộc nhóm máu nào từ trước.

Bên cạnh đó, trước đây trong điều tra tội phạm, người ta cũng phân tích vết máu trên hiện trường với máu của nghi can để so sánh, xem nghi can đó có thể là tội phạm không. Nhưng phương pháp đó cho thấy không đủ độ tin cậy mà chỉ dùng sơ bộ để loại trừ nghi can. Hiện nay, phương pháp phân tích ADN chính xác hơn rất nhiều vì nếu cùng nhóm máu có thể có nhiều người.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ khăng khít giữa nhóm máu và các bệnh liên quan đến sức khỏe.

5. Truyền nhóm máu nào là an toàn nhất?

Các tế bào hồng cầu loại O âm tính được xem là an toàn nhất để truyền cho bất kỳ ai trong trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng hoặc khi không tìm được người hiến máu cùng loại. Đó là bởi vì các tế bào máu âm tính nhóm máu O không có kháng thể chống lại kháng nguyên A, B hoặc Rh.

Những người có máu O âm tính đã từng được gọi là người hiến phổ quát, vì người ta thấy rằng họ có thể hiến máu cho bất kỳ ai có bất kỳ ai. Nhưng bây giờ các chuyên gia khuyến cáo có thể có rủi ro khi truyền nhóm máu này.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec