Bệnh máu khó đông có di truyền?

Hiện nay, tại Việt Nam có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông và chỉ có khoảng 50% bệnh nhân trong số đó được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm. Vậy bệnh máu khó đông là gì và liệu bệnh có khả năng di truyền hay không?
1. Máu khó đông là bệnh gì?
Bệnh máu khó đông (bệnh Hemophilia) là bệnh rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu VIII và IX.
Tùy theo yếu tố đông máu bị thiếu hụt, bệnh máu khó đông sẽ được đặt tên khác nhau:
- Hemophilia A: giảm yếu tố đông máu VIII – đây là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm đến hơn 80%
- Hemophilia B: giảm yếu tố đông máu IX
- Hemophilia C: giảm yếu tố đông máu XI- bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, thể lặn
2. Bệnh máu khó đông có di truyền không?
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn chảy máu do thiếu các yếu tố cần thiết để làm đông máu và có tính di truyền.
Hemophilia A là chứng máu khó đông thường gặp nhất và là bệnh lý di truyền cho con trai. Nhiễm sắc thể giới tính X chứa gen sản xuất yếu tố đông máu, có tính di truyền. Khi nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) nhận X bệnh từ người mẹ, thì chắc chắn sẽ có những biểu hiện của bệnh máu khó đông. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì mới xuất hiện biểu hiện bệnh ở nữ giới.
Nếu bé gái chỉ chứa một nhiễm sắc thể X bệnh thì không có những biểu hiện của bệnh nhưng vẫn có thể di truyền cho con trai. Chính vì vậy, nam giới là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh máu khó đông, số lượng nữ giới mắc bệnh này rất ít bởi xác suất để cả bố và mẹ đều mang gen bệnh là rất thấp.
Để thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh, gia đình có người mắc bệnh máu khó đông nên làm xét nghiệm gen chẩn đoán gen bệnh để được bác sĩ tư vấn về cơ chế di truyền.
3. Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh máu khó đông có thể bị xuất huyết không kiểm soát chỉ bởi một chấn thương nhỏ. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay gây tàn tật cho người bệnh bởi vết thương nhỏ như đứt tay.
Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể như chảy máu lợi, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu bàng quang, chảy máu dưới da, khớp… Ở những nơi dễ va chạm như cánh tay, bắp chân, khớp gối, cổ, vai, chân sẽ có thể xuất hiện một số vết bầm tím.
Đặc biệt là với những người bệnh bị chảy máu trong khớp, khớp sẽ bị ứ máu, sưng, đau, đỏ, sau đó dẫn đến tình trạng viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính nếu không được điều trị kịp thời bằng cách bù các yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn máu có tính di truyền, chính vì vậy cần thực hiện xét nghiệm gen để chẩn đoán gen bệnh, tránh nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị máu khó đông có thể gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như khớp biến dạng, tàn tật thậm chí là nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh máu khó đông còn phải cẩn trọng trong sinh hoạt, vận động thường ngày, tránh để bị chấn thương.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Chẩn đoán ung thư dạ dày có khó không?
TẤT CẢĐể chẩn đoán Ung thư dạ dày thì nội soi dạ dày cùng với sinh thiết những tổn thương nghi…
-
Dấu hiệu gãy xương có gì đặc biệt?
CƠ XƯƠNG KHỚPGãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do…
-
COVID-19 có lây từ thai phụ sang thai nhi không?
HÔ HẤPĐặc trưng của chủng virus corona mới gây dịch tại Vũ Hán (COVID-19) là khả năng lây nhiễm qua đường…
-
Sự khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C là gì?
TẤT CẢGan là một cơ quan quan trọng xử lý các chất dinh dưỡng, lọc máu và chống lại nhiễm trùng.…
-
U xơ tuyến vú có khả năng tiến triển thành ung thư vú?
TẤT CẢTheo nghiên cứu thì sẽ có hơn 50% phụ nữ sẽ phát triển u xơ tuyến vú ở một thời…
-
Cách phòng bệnh ung thư vòm họng?
Hỏi đáp sức khỏeHiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một…
-
Lạc nội mạc tử cung
SẢN PHỤ KHOALạc nội mac tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài buồng tử cung ở đó…
-
Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới mắt?
MẮTThức ăn là nguồn vật chất chủ yếu để cung cấp năng lượng, khoáng chất, vitamine các thành phần quan…
-
Thế nào là suy thận sau thận?
NỘI TIẾTSuy thận là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, làm suy giảm và mất chức năng tạm thời…
-
Gan nhiễm mỡ là gì?
TẤT CẢGan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương, được xem…
-
Làm thế nào để phát hiện bệnh hẹp van động mạch chủ?
TẤT CẢHẹp van động mạch chủ chiếm tới 25% trong số các bệnh van tim với 80% người mắc bệnh là…
-
Loét miệng tái phát là gì?
TAI MŨI HỌNGKhoa Tai mũi họng các bệnh viện rất thường gặp những người bệnh khổ sở với những ổ loét ở…
-
Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?
Hỏi đáp sức khỏeUng thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú ở nữ giới.…
-
Thực phẩm nào chứa nhiều chất béo không bão hòa?
DINH DƯỠNGChất béo không bão hòa đơn và đa, bao gồm omega 3 và omega 6, được xem là chất béo…
-
Tác hại khi không tiêm ngừa phòng bệnh Sởi và Rubella
NHI KHOATình hình bệnh sởi có khả năng bùng phát thành dịch khiến nhiều người lo lắng, nhất là các bậc…
-
Những Dấu Hiệu Nào Cho Thấy Bạn Đang Thiếu Máu?
TẤT CẢThiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ…
-
Nguyên nhân gây nên những bệnh thường gặp về mắt?
MẮTNhư đã nói ở trên có rất nhiều tác nhân gây bệnh vế mắt. Có thể do nhiễm vi khuẩn,…
-
Tại sao đái tháo đường dẫn tới suy thận?
NỘI TIẾTBệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có khoảng 20- 40% bệnh nhân đái…
-
Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?
DA LIỄUMụn trứng cá là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở mọi độ lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân…
-
Ung thư cổ tử cung – có thể phòng ngừa không?
Hỏi đáp sức khỏeUng thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu người phụ nữ được tiêm ngừa ung thư…
-
Thai trứng xảy ra như thế nào?
SẢN PHỤ KHOAThai trứng (chửa trứng) là bệnh lành tính nhưng có thể xảy ra xâm lấn hay ung thư tế bào…
-
U màng não có nguy hiểm không?
NỘI THẦN KINHU màng não chính là những khối u phát triển ở lớp màng bao phủ não, rễ thần kinh và…
-
Làm gì để ngừa viêm phổi Vũ Hán?
HÔ HẤPBác sĩ khuyên nên mang khẩu trang phẫu thuật 3 lớp, hạn chế ở phòng máy lạnh vì virus corona…
-
Cườm nước – Kẻ trộm thị giác giấu mặt
Hỏi đáp sức khỏeBệnh glaucoma thường gọi là cườm nước: Nếu nhãn áp cao hơn mức chịu đựng của thị thần kinh nhưng…
-
Uống sắt vào lúc nào tốt nhất trong ngày?
DINH DƯỠNGSắt thuộc một thành phần cấu thành nên huyết sắc tố của hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển dưỡng khí…