Chi tiết bài viết

Bí quyết vàng cho người đột quỵ

Những bí quyết vàng cho người đột quỵ

Nhận biết sớm biểu hiện: một trong những biểu hiện rõ nhất của đột quỵ chính là méo miệng, yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua: Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị "thoáng qua", khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.

Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não "thoáng qua" thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.

Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.

Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.

Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm y tế gần nhất

Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.

"Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.

Làm gì khi bệnh nhân đột quỵ

Khi người nhà phát hiện thấy bệnh nhân có biểu hiện của các triệu chứng với các đặc điểm và hoàn cảnh xuất hiện như trên, người nhà bệnh nhân xử trí như sau:

Theo dõi bệnh nhân, sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.

Gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu.

Khi di chuyển bệnh nhân nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Tuyệt đối không nên cạo gió, uống nước chanh… khi bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ (tưởng lầm bệnh nhân bị trúng gió). Do khi bị liệt vùng hầu họng, bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp và làm chậm thời gian đưa đến bệnh viện.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe và làm chân bên liệt bị chấn thương.

Trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ cho trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện…).

Tuyệt đối cấm không nên sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sĩ.

Nguồn: tintucvietnam.vn