Cách nhận biết trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc rơi vào khoảng 15%.
Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.
Theo thống kê, có tới 90% các ca lồng ruột không xác định rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp xuất hiện trong ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn đến việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi dẫn đến lồng ruột. Trong một số nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân dẫn đến lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bên cạnh đó, những bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột,… cũng là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.
1. Các biểu hiện cần lưu ý của trẻ bị lồng ruột?
Trẻ bị lồng ruột thường có những dấu hiệu như:
- Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng theo từng cơn, bố mẹ có thể nhận biết bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội của trẻ, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.
- Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hay dịch vàng.
- Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm hoặc ngay sau cơn đau thậm chí xuất hiện muộn sau 24h. Xuất hiện 95 % ở trẻ còn bú.
- Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
2. Trẻ bị lồng ruột điều trị như thế nào?
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ…. Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium, thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ còn có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng…
Do nguyên nhân thực sự dẫn đến lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Bài viết liên quan:
-
Chăm sóc người bệnh sau tai biến như thế nào?
NỘI THẦN KINHTai biến mạch máu não là hội chứng bệnh lý gây tàn tật đứng hàng đầu trong các bệnh thần…
-
Tại sao uống nhiều rượu gây viêm tụy cấp?
NỘI TIẾTTrong những năm gần đây, rượu đang trở thành nguyên nhân chính gây ra viêm tụy cấp tính. Nếu không…
-
Bệnh cơ tim hạn chế điều trị thế nào?
TẤT CẢBệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả…
-
Trồng răng giả có đau không, có nguy hiểm gì không ?
RĂNG HÀM MẶT1. Trồng răng giả có đau không? Với các trường hợp mất răng đều ảnh hưởng rất nhiều tới việc…
-
Nguyên nhân gây nên những bệnh thường gặp về mắt?
MẮTNhư đã nói ở trên có rất nhiều tác nhân gây bệnh vế mắt. Có thể do nhiễm vi khuẩn,…
-
Progesterone là gì?
NỘI TIẾTProgesterone là hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra.…
-
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
HÔ HẤPTràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành…
-
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường
MẮT1. Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì? Bệnh lý võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một bệnh…
-
Bệnh tay chân miệng là gì và cách phòng ngừa?
Hỏi đáp bảo hiểm sức khỏe1. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như viêm não,…
-
Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm?
DINH DƯỠNGKẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý…
-
Cách nhận biết trẻ bị lồng ruột
Hỏi đáp sức khỏeLồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi một đoạn ruột chui vào…
-
Trẻ bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
MẮTNhức mỏi mắt là tình trạng thường xuyên mắc phải ở cả người lớn và trẻ em khi mắt phải…
-
Ung thư đại tràng thường có những triệu chứng chính nào?
TIÊU HÓA - GAN MẬTTriệu chứng chính của ung thư đại tràng: 1. Đi đại tiện ra máu liên tục trong phân, điều này…
-
Xơ vữa động mạch là gì?
TẤT CẢ1. Xơ vữa động mạch là gì? Xơ vữa động mạch là tổn thương trong đó một khối vật chất…
-
Nên cho trẻ chích ngừa những bệnh gì, vào tuổi nào là thích hợp?
CHỦNG NGỪA- Tại VN đã có nhiều loại văcxin để chích ngừa và có trên 20 loại bệnh truyền nhiễm có…
-
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?
NHI KHOAChậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải…
-
Các giai đoạn của bệnh võng mạc tiểu đường?
Hỏi đáp sức khỏeBệnh Võng mạc tiểu đường giai đoạn sớm: – Giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường thường tiến…
-
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?
SẢN PHỤ KHOA1. Vì sao uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt Uống thuốc tránh thai nghĩa là đưa một…
-
Ăn bao nhiêu loại thực phẩm trong một ngày?
DINH DƯỠNGMỗi ngày nên ăn đủ 15-20 loại thực phẩm khác nhau, càng đa dạng càng có lợi cho sức khỏe.…
-
Bệnh suy tim có chữa được không?
TẤT CẢSuy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch, làm giảm khả năng bơm máu của tim dẫn…
-
Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
TẤT CẢTiêu chảy là bệnh lý dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh…
-
Đẻ mổ được mấy lần?
SẢN PHỤ KHOA1. Ưu điểm của phương pháp sinh mổ là gì? Về phương diện sản khoa thì sinh mổ chính là…
-
Xuất huyết não có chữa được không?
Hỏi đáp sức khỏeLo sợ bị đe dọa tính mạng nếu mắc bệnh, rất nhiều người muốn tìm hiểu xuất huyết não có…
-
Ăn tỏi mọc mầm có độc không?
DINH DƯỠNGThông thường, các loại củ, quả mọc mầm đều có chứa độc tố, đặc biệt là khoai tây. Tuy nhiên,…
-
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư ?
TẤT CẢNguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết…