Chi tiết bài viết

Dịch sởi bùng phát – Mối nguy hiểm của mẹ bầu

Những bênh nhi mắc sởi, trường hợp không may xảy ra, thai nhi sẽ bị lây nhiễm virus sởi, có thể dẫn đến tình trạng phát triển chậm, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non. Còn đối với người lớn: viêm não, tiêu chảy cấp, mù lòa,… là các biến chứng nguy hiểm sau khi mắc sởi.

Sởi – một loại bệnh mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết đến, bởi những nguy hiểm của căn bệnh ấy đối với thiên thần nhỏ của mình. Tỉ lệ lớn các bé dưới 9 tháng tuổi sinh ra từ các mẹ có miễn dịch bảo vệ bệnh sởi thấp, sẽ không có miễn dịch hoặc miễn dịch từ mẹ truyền sang con không đủ bảo vệ trẻ để phòng bệnh. Liệu các mẹ bầu đang theo dõi bài viết này đã tiêm chủng vắc-xin sởi để tạo tiền đề sức khỏe cho bé khi chào đời? Sau đây là tổng quan về căn bệnh nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.

Tỉ lệ dịch sởi tăng đột biến gấp 22 lần

Tưởng chừng việc tiêm phòng đã được phổ cập rộng rãi đến công chúng, nhưng dịch sởi lại tiếp tục gia tăng đột biến vào năm 2018 – với tỉ lệ gấp 22 lần so với năm 2017. Cả nước ghi nhận được gần 8.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 1.700 ca dương tính, 2 người tử vong ở Hưng Yên và TP.HCM.

Đặc biệt, trong những ngày vào mùa Đông – Xuân như hiện tại, không khí chuyển lạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch sởi bùng phát. Vì thế, các mẹ bầu nên chú trọng quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho cả hai.

Là mối đe dọa của cả mẹ và bé

Sởi – Một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút sởi gây ra, rất dễ lây lan chủ yếu bằng đường hô hấp, có đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

Chúng ta đều luôn có quan điểm khi phát ban ở trẻ em là sẽ khẳng định có liên quan đến bệnh sởi, nhưng nếu xảy ra ở người lớn thì không phải. Chính vì thế việc chủ quan và hiểu lầm sang sốt phát ban hay sốt virus ở người lớn sẽ xảy ra, khi đó sẽ tự ý mua thuốc tại các tiệm thuốc. Việc này không chỉ làm bệnh tiến triển nặng hơn mà còn dễ gây kháng thuốc.

Các mẹ có biết, đối với người lớn – bệnh sởi sẽ tập trung ở nữ giới từ 25 – 40 tuổi. Đặc biệt là các mẹ khi mang thai, nếu không tiêm ngừa kèm hệ thống miễn dịch thấp, vi-rút sởi có thể qua cuống rốn trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi của mình. Đối với những trường hợp chưa có kháng thể virus sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao, lên tới hơn 90%.

Và nếu trường hợp không may đấy xảy ra, thai nhi sẽ bị lây nhiễm virus sởi, có thể dẫn đến tình trạng phát triển chậm, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non. Còn đối với người lớn: viêm não, tiêu chảy cấp, mù lòa,… là các biến chứng nguy hiểm sau khi mắc sởi. Vì vậy, theo lời khuyên của các bác sỹ: “Trong thời kỳ trước khi mang thai ít nhất 03 tháng, các mẹ cần phải lưu ý tiêm phòng bằng vaccine kết hợp – Sởi, Quai bị, Rubella để bảo vệ cho cả bé và chính bản thân của mình".

Thăm khám thai định kỳ và đăng ký tiêm phòng bệnh

Để tạo ra một lá chắn vững chắc để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé, việc tham gia khám thai định kỳ và đăng ký tiêm phòng bệnh là điều không thể bỏ qua. Không những có bệnh sởi, viêm gan B, thủy đậu, cúm,… cũng là những mối đe dọa nguy hiểm không kém cần được tiêm dự phòng.

Phải nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi trong quá trình mang thai là việc cần thiết, từ đó chặng đường tạo ra một sinh linh khỏe mạnh, thông minh sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City