Chi tiết bài viết

Người lớn cũng cần cảnh giác với sởi

Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn cũng cần được cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm như viêm não gây rối loạn các trung khu tuần hoàn hô hấp.

1. Những dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn là gì?

Người lớn mắc bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh từ 8-11 ngày. Sau đó, người bị bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Ban đầu sốt nhẹ, sau đó thì sốt cao, ho.
  • Chảy nước mắt, nước mũi, mắt đỏ có kèm gỉ mắt.
  • Nổi các nốt ban màu hồng đỏ, sần trên bề mặt da. Thứ tự nổi ban là từ mặt xuống cổ, ngực, hai tay, lưng và cuối cùng là hai chân.

2. Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sởi là bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch cấp tính nên khi bị bệnh, hệ đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các mầm bệnh vi sinh vật khác rất kém, cũng có nghĩa là nguy cơ đồng nhiễm các bệnh khác, các loại virus khác sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Nguy cơ này sẽ cao hơn đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi khi chưa có miễn dịch với bệnh sởi hoặc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, bại não…

  • Bệnh sởi chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp và rất dễ lây nhiễm và bội nhiễm. Trong môi trường có nhiều vi khuẩn đa kháng với kháng sinh, sốt phát ban dạng sởi ở người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân viêm phổi nếu bị mắc sởi do nhiễm các vi khuẩn đa kháng này sẽ tiến triển bệnh rất nặng và tử vong nhanh. Khác với biến chứng bệnh sởi ở trẻ em chủ yếu là nhiễm trùng, bội nhiễm đường hô hấp gây suy hô hấp nặng, dẫn đến tử vong.
  • Bệnh sởi được khuyến cáo cần cảnh giác với những biến chứng về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây biến chứng đối với hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy cấp…
  • Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai khi hệ miễn dịch đang suy giảm, thì nguy cơ mắc sởi cao hơn nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc nguồn bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, bị nhiễm virus sởi có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật thai nhi hoặc thai nhiễm sởi tiên phát. Trong tháng đầu mang thai nếu mắc bệnh sởi thì nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể lên tới 50%. Tháng thứ 2 mắc bệnh sởi thì dị tật bẩm sinh là 22% và tháng thứ ba là 6%.

3. Chữa bệnh sởi ở người lớn

  • Chữa bệnh sởi ở người lớn chủ yếu là điều trị các triệu chứng kết hợp với chế độ chăm sóc người bệnh bao gồm vệ sinh cá nhân và chế độ dinh dưỡng.
  • Luôn theo dõi những dấu hiệu bệnh sởi ở người lớn để kịp thời phát hiện các biến chứng và có cách điều trị.
  • Nên hạn chế, cách ly người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh.

4. Phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi ở người lớn4. Phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi ở người lớn

  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh như bệnh viện.
  • Thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất sau khi đến những nơi đông người.
  • Luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  • Các chuyên gia cho rằng để phòng ngừa sốt phát ban dạng sởi ở người lớn thì tiêm chủng là cách tốt nhất. Bởi mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi) đều có khả năng mắc bệnh sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi).

Do đó, mọi đối tượng chưa miễn dịch với bệnh sởi cần chủ động tiêm phòng vắc xin sởi. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi có hiệu quả bảo vệ là 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả là 95%. Sau khi hết bệnh hoặc được tiêm phòng thì cơ thể sẽ tạo miễn dịch suốt đời, người đã từng bị bệnh sởi hoặc có tiêm chủng sẽ rất ít khi mắc sởi lại.

Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn nếu không cảnh giác có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chủ động phòng ngừa bệnh sởi bằng cách tiêm phòng vắc xin, sẽ giúp tạo miễn dịch đối với bệnh, tránh tạo dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec