Chi tiết bài viết

Những bệnh dễ mắc vào mùa đông

Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa rả rích là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hen suyễn, đột quỵ, ngứa ngoài ra, viêm xoang, đau khớp là những bệnh thường gặp khi thời tiết trở lạnh.

1. Đột quỵ

Theo các bác sĩ, nhiều người Việt có thói quen tập thể dục vào giờ không khoa học, trời lạnh vẫn đi tập trong tiết trời gió lạnh. Đây là một thói quen không tốt. Vào mùa lạnh, người dân cần thay đổi thói quen tập thể dục, không nên tập quá sớm, thay vì 4-5h có thể đổi sang 8-9h sáng. Khi tập, cần căn cứ theo sức chịu đựng, có thể vận động, tập trong nhà.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến viện cấp cứu trong giờ vàng để can thiệp còn rất thấp. Trong năm 2016, số bệnh nhân vào viện trong khung giờ vàng được điều trị tái thông bằng thuốc chỉ chiếm 1,5%. Tỷ lệ này tăng lên 2,5% trong 2017 và năm 2018 có 3,5% trong gần 7.000 bệnh nhân được điều trị. Bệnh nhân vào viện trong 4-6 giờ sau khi có các triệu chứng được xem là giờ vàng để được can thiệp sớm, chi phí điều trị thấp mà di chứng cũng ít.

Các bác sỹ cho biết: "Chỉ sau vài giây mạch máu bị tắc nghẽn não không được tưới máu, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu tê liệt. Mỗi phút trôi qua, khoảng 2 triệu tế bào sẽ chết, càng trễ hơn sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân bị đe dọa càng cao, nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo trên sợi tóc”.

Vì vậy, trong tiết trời lạnh, người dân cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh làm việc, vận động nhiều ngoài trời lạnh và cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh Đột quỵ, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên.  

2. Hen suyễn

Những cơn hen xuyễn thường dễ mắc phải và tái phát vào mùa đông. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất. Khi trời trở lạnh, không khí khô hanh sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở hơn.

Để phòng tránh nguy cơ mắc và tái phát hen xuyễn, hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, làm sạch ga, mền ít nhất một lần mỗi tuần, tránh xa khói thuốc lá và tăng cường các thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

3. Ngứa ngoài da

Một trong những bệnh phổ biến nhất vào mùa đông là ngứa ngoài da. Trời lạnh, độ ẩm thấp và thói quen tắm nước nóng khiến da khô, ngứa ngáy, khó chịu.

Cách phòng tránh bệnh này đó là: tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ; ăn nhiều hoa quả và rau xanh; uống nhiều nước; bổ sung các loại axit béo, vitamin A, C, D3, Selenium; sử dụng dầu dừa, dầu oliu để cung cấp độ ẩm cho da; không nên tắm bằng nước quá nóng.

Các triệu chứng xung huyết, đau đầu, ho, chảy nước mũi khiến mọi người cảm thấy khổ sở trong suốt mùa đông. Thời tiết lạnh khiến xoang bị tắc nghẽn, viêm, phù nề, sự lưu thông không khí bị ứ trệ, các dịch nhầy ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển gây bệnh.

Để phòng và tránh bệnh tái phát trong mùa lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bụi bẩn, vệ sinh hốc mũi hàng ngày, sử dụng khẩ phần ăn lành mạnh và uống nhiều chất lỏng để không bị cảm lạnh.

4. Đau khớp

Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc trời trở lạnh thì xương khớp lại “biểu tình”. Đây là thực tế mà rất nhiều người mắc bệnh xương khớp đang phải chịu đựng hiện nay. Theo một nghiên cứu tại Mỹ trên những người bị viêm khớp mạn tính, 67.9% trường hợp cho biết sự thay đổi thời tiết (đặc biệt là khi chuyển lạnh đột ngột) khiến cơn đau nhức tăng lên.

Cách thông thường nhất để tránh bệnh đau khớp là giữ ấm cho cơ thể. Thêm vào đó, thường xuyên tập thể dục và phơi nắng hợp lý cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City