Chi tiết bài viết

Những dịch bệnh dễ bùng phát ở trẻ em thời điểm xuân hè

Đầu hè, thời tiết nắng nóng là dịp để các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như sốt xuất huyết, cảm cúm, tiêu chảy…Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý để phòng và chữa bệnh cho trẻ kịp thời. 

1. Bệnh sốt xuất huyết

Theo báo cáo kết quả chỉ riêng trong năm 2015 đã có 88 ngàn ca mắc bệnh sốt xuất huyết trong cả nước, riêng ở Hà Nội có hơn 15 ngàn ca, điều đó chứng tỏ mối nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào. Với khí hậu khắc nghiệt từ xuân chuyển sang hè, đặc biệt là ở miền Bắc, thời tiết ẩm ướt, nóng lạnh thất thường là điều kiện để cho dịch bệnh này bùng phát mạnh mẽ.

Triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue ban đầu tương tự như cảm cúm, nó kéo dài khoảng từ 2 đến 7 ngày, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Những ca bị sốt xuất huyết nhẹ sẽ có biểu hiện như sốt cao, đau đầu hay buồn nôn, nôn, nhức ở hốc mắt, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi cơ, phát ban…

2. Bệnh tay chân miệng

Giao mùa từ xuân sang hè cũng là thời điểm dịch bệnh tay chân miệng phát triển. Trẻ em và người già với hệ miễn dịch yếu, khả năng chống chọi với vi khuẩn, vi rút kém, do vậy mà dẫn đến nguy cơ bùng tát bệnh tay chân miệng càng nhanh chóng hơn. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do vi trùn đường ruột Ente’vius và Coxcakieruses gây nên. 

Đa phần bệnh lây qua đường tiêu hóa hoặc từ người ngày sang người khác. Khi trẻ bị tay chân miệng sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ ban đầu, viêm họng, đau miệng, chảy nước miếng và làm biếng ăn. Một số đứa trẻ khác còn bị viêm loét đỏ như lở miệng, những vết phát ban dạng phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông.

Những trường hợp bệnh tay chân miệng năng có thể lừ đừ, run các chi, rung giật cơ, tim mạch đập nhanh, thở gấp…Khi bị bệnh này, cần đưa gấp đến bệnh viện để thăm khám cũng như điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây tử vong. 

3. Bệnh thủy đậu

Khi thời tiết ẩm ướt thì bệnh thủy đậu càng phát triển và lây lan mạnh hơn. Thủy đậu không quá nguy hiểm nếu như biết cách điều trị. Các nốt thủy đậu cũng có nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo cũng như dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm màng não. Để phòng tránh được căn bệnh này, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm ngừa. Trong gia đình nếu có người bị thủy đậu cần phải cách ly với người khỏe. 

Thủy đậu là bệnh do ột loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) và nó có tốc độ lây truyền cao. Nó có thể lây qua đường hô hấp, do vậy người lành khi hít phải những giọt nước bọt của người bệnh thủy đậu, hắt hơi, nhảy mũi thì có thể bị mắc bệnh. Đối với trẻ em với sức đề kháng yếu cũng dễ mắc phải chứng bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu còn có khả năng lây trực tiếp qua da khi bóng nước bị vỡ. Với phụ nữ mang thai, nếu bị thủy đậu có thể lây nhiễm qua thai nhi và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Nguồn: Bệnh Viện Tân Hưng