Polyp mũi là gì?
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2018/12/ximuikhongdungcachcoichungbiviemtaivaxoang_thumb-1-2.jpg)
Polyp mũi là u lành thường gặp nhất của vùng mũi xoang, là hậu quả của sự phì đại lành tính của niêm mac mũi. Nhìn bề ngoài, polyp có hình dạng giống như chùm nho đính trên cành cây thỏng xuống, bề mặt trơn láng, mọng nước và có màu tái nhạt. Cuống hoặc chân bám của polyp thường xuất phát từ xoang sàng, đôi khi từ xoang hàm hoặc từ xoang bướm.
Polyp mũi là u lành thường gặp nhất của vùng mũi xoang, là hậu quả của sự phì đại lành tính của niêm mac mũi. Nhìn bề ngoài, polyp có hình dạng giống như chùm nho đính trên cành cây thỏng xuống, bề mặt trơn láng, mọng nước và có màu tái nhạt. Cuống hoặc chân bám của polyp thường xuất phát từ xoang sàng, đôi khi từ xoang hàm hoặc từ xoang bướm.
Polyp mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hiếm khi có ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường xuất hiện sau 30 tuổi, nam có tần suất polyp mũi nhiều hơn nữ. Trẻ nhỏ có polyp mũi coi chừng trẻ mắc bệnh xơ hóa dạng nang (Cystic fibrosis). Người cao tuổi có polyp một bên mũi cần cảnh giác tổn thương ung thư nằm bên dưới bị che đậy bởi polyp.
Có nhiều giả thiết về sự hình thành polyp mũi như: dị ứng, nhiễm khuẩn, thần kinh, diếu tố, tắc nghẽn, tương kỵ thuốc kháng viêm non-corticosteroides (Salicylic Acid, Ibuprofen).
Hen phế quản là bệnh lý thường đi kèm với polyp mũi, ngược lại 15% – 30% bệnh nhân polyp mũi có hen phế quản đi kèm.. Những người bị tình trạng tương kỵ Salicylate (Aspirin) hoặc Ibuprofen có nguy cơ polyp mũi đến 50%.
Triệu chứng thường gặp khi bị polyp mũi là: Nghẹt mũi, ngửi kém hoặc không ngửi được mùi. ¾ số bệnh nhân polyp mũi có các triệu chứng này. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: Xổ mũi, nhảy mũi, chảy máu mũi, chảy nước mũi xuống họng, đau ê ẩm vùng mũi, vùng sọ mặt và ngứa mắt. Biến chứng thường gặp nhất của polyp mũi là viêm xoang nhiễm khuẩn (vi trùng, hoặc vi nấm) do lỗ thông các xoang bị bít tắc bởi các polyp, gây ra sự ứ dịch trong lòng các xoang tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
Điều trị polyp mũi nhằm mục đích làm giảm thể tích khối polyp, giải phóng lỗ thông của các xoang khỏi sự tắc nghẽn để tái lập lại đường dẫn lưu bình thường của các xoang vào hốc mũi; có nhiều cách, lựa chọn cách nào là tùy thuộc vào mức độ polyp, tình trạng toàn thân của từng bệnh nhân. Phẫu thuật lấy polyp qua nội soi là phương pháp làm giảm thể tích khối polyp nhanh nhất nhưng có thể tái phát nếu như không tiếp tục theo dõi và điều trị thuốc sau mổ. Điều trị bằng thuốc chủ yếu là Corticosteroides: đường toàn toàn thân (uống hoặc tiêm) tuy cho hiệu quả nhanh hơn tại chỗ nhưng có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định nên ít được ưa chuộng hơn corticoids tại chỗ ( thuốc xịt vào hốc mũi). Điều trị tại chỗ tuy tránh được các tác dụng phụ nhưng thời gian điều trị thường kéo dài và hiệu quả chậm dễ làm bệnh nhân nãn lòng ,bỏ cuộc và không phải lúc nào cũng thành công. Theo chúng tôi, điều trị polyp mũi nên bắt đầu bằng nội khoa đúng mức, can thiệp phẫu thuật ( nên phẫu thuật nội soi ) khi không đáp ứng với thuốc và tiếp tục theo dõi – điều trị nội khoa sau mổ để hạn chế tái phát.
Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Chẩn đoán u xơ tử cung
Bệnh chuyên khoaU xơ tử cung bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ giai đoạn sinh đẻ…
-
Biến chứng của viêm màng ngoài tim
Bệnh chuyên khoaViêm màng ngoài tim nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy…
-
Tai Biến Chung Trong Gây Mê – Hồi Sức
Bệnh chuyên khoaNhững biến cố trong gây mê được chia thành hai nhóm: nhóm biến cố nhẹ (incident) thường gặp, ít để…
-
19 điều cần biết về ung thư ruột già
Bệnh chuyên khoaUng thư ruột già là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, gây ra tỷ lệ tử vong hàng…
-
Triệu chứng và nguyên nhân của thất điều
Bệnh chuyên khoaThất điều là một triệu chứng thực thể khi khám và thường liên quan đến bệnh của tiểu não. Các…
-
Thai kỳ và nỗi sợ u xơ tử cung
Bệnh chuyên khoaU xơ tử cung là gì? U xơ tử cung là khối u lành tính, tuy nhiên nếu không khắc…
-
Triệu chứng nấm lang ben và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaNấm da lang ben là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi…
-
Viêm gan siêu vi B ở trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaTrong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn…
-
Bị thủy đậu: Bôi xanh methylen lúc nào mới đúng?
Bệnh chuyên khoaChỉ bôi xanh methylen khi nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ, lúc này việc chấm trực tiếp…
-
Ung thư vú
Bệnh chuyên khoaUng thư vú là ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ Việt Nam. Nước…
-
Gãy thân xương đùi có nguy hiểm không?
Bệnh chuyên khoaXương đùi là xương dài nhất và chắc khoẻ nhất trong cơ thể. Vì xương đùi rất chắc khỏe nên…
-
12 dấu hiệu nghi ngờ bệnh tim mạch
Bệnh chuyên khoaKhi gặp phải bất kỳ các dấu hiệu dưới đây bạn nên chú ý vì rất có thể đó là…
-
Những điều cần biết về Viêm Amidan tái phát
Bệnh chuyên khoaViêm amidan là một tình trạng sưng, đỏ, đau các khối amidan ở hầu họng và phía sau cổ họng. Đây…
-
Bệnh phụ khoa khí hư màu vàng
Bệnh chuyên khoa1. Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh phụ khoa khí hư màu vàng Khí hư là một loại dịch tiết…
-
Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ – một phương pháp điều trị không sang chấn, có thể ra viện ngay
Bệnh chuyên khoaPhương pháp phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler với hệ thống Trilogy không…
-
Hút thuốc lá nhiều có phải là nguyên nhân gây nên ung thư thực quản hay không?
Bệnh chuyên khoaDo nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay bệnh ung thư thực quản ngày càng gia tăng, đa dạng…
-
Bệnh sẩn ngứa do gan
Bệnh chuyên khoaBệnh sẩn ngứa do gan xuất hiện khi chức năng thải độc của gan không còn đảm bảo thanh thải…
-
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan bạn nhất định không được bỏ qua
Bệnh chuyên khoaNhận biết được những dấu hiệu cảnh báo ung thư gan có thể gặp sẽ giúp bạn chủ động hơn…
-
Chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Bệnh chuyên khoaĐau dây thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác…
-
Đau tai ù tai: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaÙ tai là âm ù trong tai, âm này không bắt nguồn từ môi trường bên ngoài và được phân…
-
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi
Bệnh chuyên khoaKhi chỏm xương đùi đã hư hoàn toàn thì biện pháp cuối cùng là nên thay khớp háng. Thay khớp…
-
Các biến chứng do áp xe gan gây nên
Bệnh chuyên khoaBệnh áp xe gan là sự hình thành ổ mủ do tổ chức tế bào gan bị phá hủy, gây…
-
Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày
Bệnh chuyên khoaHầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên…
-
Viêm phổi hoại tử ở trẻ em: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaViêm phổi hoại tử thường gây ra các triệu chứng ho, sốt, khó thở. Việc điều trị viêm phổi hoại…
-
Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?
Bệnh chuyên khoaMáu nhiễm mỡ hay còn gọi là chứng mỡ máu cao là nguyên nhân làm khởi phát nhiều bệnh lý,…