Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ

Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu hướng dẫn những đứa trẻ biết cách tự chăm sóc răng và nướu. Để trẻ thực sự quan tâm đến vấn đề này, cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo bằng cách thực hiện những thói quen vệ sinh răng miệng, như chải răng, xỉa răng hàng ngày và kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, thường xuyên.
1. Giúp tăng sự tự tin
Những chiếc răng sâu và bệnh về nướu thường không chỉ khiến nụ cười của bạn trở nên kém thẩm mỹ, mà còn gây nên hơi thở có mùi hôi. Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ, có thể ảnh hưởng đến sự tự tin. Với tình trạng răng miệng khỏe khoắn, không bị bệnh về nướu và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Bạn có thể ăn ngon, ngủ khỏe và không phải chịu đựng nỗi thống khổ vì răng bị đau nhức hoặc do tình trạng viêm nhiễm nướu gây ra.
2. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Chứng viêm mãn tính do các bệnh về nướu gây ra đã được chứng minh có liên quan đến những vấn đề ở hệ tuần hoàn, như bệnh tim, chứng máu vón cục ở động mạch và đột quỵ.
Các cuộc nghiên cứu được tiến hành mới đây tiếp tục phát hiện các căn nguyên và tầm ảnh hưởng của các bệnh về nướu có liên hệ trực tiếp tới các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Những phát hiện trên một lần nữa chỉ rõ, việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện.
3. Giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Theo một báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, những người lớn tuổi bị các chứng bệnh về nướu (viêm sưng, chảy máu nướu) thường thể hiện kém các bài kiểm tra về trí nhớ và kỹ năng nhận thức hơn những người có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt.
Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện (ảnh minh họa)
4. Giúp giảm nguy cơ bị viêm và nhiễm trùng
Tình trạng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến sự phát triển của bệnh nhiễm trùng ở những bộ phận khác của cơ thể. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém có liên hệ đến sự tiến triển của bệnh viêm phổi ở những người già. Vì vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển lên phổi, gây ra nhiễm trùng hoặc làm tồi tệ thêm các chứng bệnh khác ở phổi. Một cuộc nghiên cứu khác đã phát hiện mối quan hệ giữa các chứng bệnh về nướu với chứng viêm và thấp khớp.
5. Giúp ổn định mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi bị bệnh đái tháo đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh về nướu hơn so với những người không bị bệnh đái tháo đường. Đồng thời, những vấn đề này khiến cơ thể bạn khó kiểm soát được mức đường huyết. Và việc giảm nguy cơ bị các chứng bệnh về nướu bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng có thể giúp kiểm soát được mức đường huyết.
6. Giúp thai phụ tránh nguy cơ sinh non
Chị em phụ nữ có thể bị viêm nướu răng trong thời gian thai nghén. Vài cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa các bệnh về nướu với nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Khi mang thai, bạn cần tới khám ở các phòng khám nha khoa hoặc các chuyên gia về bệnh nướu thường xuyên, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Bài viết liên quan:
-
Những triệu chứng buồn nôn bạn không được chủ quan
Y học thường thứcBuồn nôn không chỉ đơn giản là bệnh lý của đường tiêu hóa hay là dấu hiệu của thai nghén,…
-
Cảnh giác với những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột, nguy hiểm
Y học thường thứcĐau đầu là một vấn đề thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên nhiều người cho rằng không nguy hiểm…
-
Nhiều sai lầm trong chữa trị mụn
Y học thường thứcNhiều người cứ thấy mọc mụn trên mặt là nghĩ rằng mình bị... nóng gan, tự mua thuốc về bôi,…
-
Ăn uống khi bị ngộ độc
Y học thường thứcTrước đây trong thời kỳ đầu bị ngộ độc thức ăn, thường phải kiêng hoàn toàn từ 8-12 giờ. Ngày…
-
10 phương pháp chăm sóc cho đôi mắt khỏe mạnh
Y học thường thứcĐôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Cuộc sống hàng ngày, khói bụi,…
-
Chảy máu tiền mãn kinh và chảy máu sau mãn kinh: Những điều cần biết
Y học thường thứcTiền mãn kinh, mãn kinh là thời kỳ mà cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong đó,…
-
Đau đầu do căng thẳng gây nhiều mệt mỏi
Y học thường thứcBên cạnh các bệnh về thần kinh hay não bộ, hầu hết triệu chứng đau đầu mệt mỏi là do…
-
Biến chứng có thể gặp nếu không điều trị tăng huyết áp
Y học thường thứcTăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan…
-
Những điều cần biết về vi khuẩn HP
Y học thường thứcVi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn hình xoắn, hơi cong, bắt màu Gram âm, dài 1,5…
-
Bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Y học thường thứcDịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cộng…
-
Chăm sóc mắt cho người già cần lưu ý gì
Y học thường thứcTừ tuổi 40 chúng ta có thể cảm nhận khả năng nhìn bị thay đổi như cần đeo mắt kính…
-
Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý gì trong những ngày Tết?
Y học thường thứcTăng huyết áp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Phần lớn người bệnh tăng huyết áp không có triệu…
-
Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP
Y học thường thứcThói quen ăn uống chung, gắp thức ăn cho nhau hay mớm cơm, thổi canh cho con trẻ tưởng chừng…
-
Nhận thức mới về sụt cân ở bệnh nhân suy tim
Y học thường thứcChúng ta có thể đặt 1 bước gần hơn đến việc ngăn ngừa sụt cân ở bệnh nhân suy tim,…
-
Nguyên nhân và cách điều trị viêm thanh quản mạn tính
Y học thường thứcViêm thanh quản mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản kéo dài do cảm lạnh hay…
-
Vai trò của hệ miễn dịch trong việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Y học thường thứcTế bào ung thư có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch vẫn có khả…
-
Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh ung thư
Y học thường thứcHầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư. Họ có thể rơi vào trạng…
-
Viêm da cơ địa dễ tái phát khi trời lạnh
UncategorizedBệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng rất thường…
-
Cơ chế hình thành bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Y học thường thứcBệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hay còn gọi tên đầy đủ là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
-
Các vị trí thường bị nổi hạch
Y học thường thứcNổi hạch ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng là hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sức…
-
Bí quyết giúp mẹ luôn đủ sữa cho con bú
Y học thường thứcTheo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, mỗi bà mẹ sinh con đều có thể cung cấp…
-
Phân biệt loãng xương với thiếu xương
Y học thường thứcLoãng xương và thiếu xương đều là sự suy giảm khối lượng xương, nhưng ở các mức độ khác nhau.…
-
Tác hại của cao răng (vôi răng)
Y học thường thứcViệc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó…
-
Sơ cứu khẩn cấp cho các trường hợp say nắng
Y học thường thứcSay nắng xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục…
-
Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Y học thường thứcRối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người…