Chi tiết bài viết

Tăng huyết áp trong thai kỳ (Tiền sản giật)

Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị THA và khoảng 25% trường hợp đẻ non do THA. Trong đó, tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Trong bài này chúng ta sẽ bàn về ảnh hưởng của Tăng Huyết Áp trong các giai đoạn của thai kỳ. Bạn cũng sẽ biết về cách chẩn đoán và hướng xử trí khi bị tiền sản giật.

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một tình trạng trong đó cao huyết áp và các thay đổi khác xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.  Huyết áp sẻ tăng lên, cơ thể bạn giữ nước, và có đạm trong nước tiểu.

Tiền sản giật có thể nhẹ, vừa hay nặng. Trường hợp nặng sẻ ảnh hưỏng đến hệ tim mạch, thận, gan, não và các cơ quan khác của mẹ và trẻ. Có thể nhưng rất hiếm khi có thể gây tử vong. Nếu xảy ra co giật thì gọi là sản giật.

Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật

Theo thống kê thì có khoảng 6-8% phụ nữ có thai bị tiền sản giật. Ở phụ nữ dưới 25 tuổi và phụ nữ trên 35 tuổi, thường xảy ra ở thai kỳ đầu hơn là những thai kỳ cuối. Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ có bệnh cao huyết áp mãn tính, bệnh về thận, hay tiểu đường hoặc số lần có thai cao thì sẽ dễ bị tiền sản giật.

Những triệu chứng của tiền sản giật

Nếu là tiền sản giật nhẹ, bạn có thể không có triệu chứng và thấy khoẻ hoàn toàn, chỉ biết khi đi khám định kỳ

Triệu chứng chủ yếu của tiền sản giật nhẹ là : phù mặt , phù chân

Có thể có thêm :

+ Nhức đầu, rối loạn thị giác

+ Khó chịu với ánh sáng

+ Mệt mỏi

+ Buồn nôn, ói, nước tiểu ít

+ Đau vùng hạ sườn phải

+ Thở hổn hển

+ Dễ bị bầm

+ Co giật.

+ Thai kỳ chậm phát triển

Cách phát hiện sớm tiền sản giật

Cách tốt nhất để phát hiện sớm tiền sản giật là thai phụ cần phải đi khám thai định kỳ để được: đo huyết áp, thử nước tiểu và thử máu.

Cách xử trí và điều trị khi bị tiền sản giật

Điều trị Tiền Sản Giật tùy thuộc vào thời điểm để có cách điều trị khác nhau . Nếu cận ngày sanh và em bé đã trưởng thành, thì bác sĩ thường chỉ định cho sanh là phương pháp tốt nhất để điều trị.

Nếu thai nhi chưa trưởng thành và tình trạng tiền sản giật quá nặng, bạn cần phải làm những việc sau :

+ Nằm nghỉ ngơi trên giường nghiêng bên trái sao cho em bé không đè lên các mạch máu lớn

+ Kiểm tra thường xuyên hơn : siêu âm , theo dõi sát tim thai em bé

+ Ăn lạt

+ Uống 8 ly nước / ngày

Nếu nặng hơn bạn cần phải nằm bệnh viện . Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc hạ áp. Bác sĩ sẽ giục sanh và có thể sẽ sanh trước ngày.

Tiền sản giật kéo dài bao lâu ?

Tình trạng tiền sản giật thường sẽ ngưng khi sau khi em bé sanh từ 3 – 7 ngày

Lời khuyên của Bác sĩ:

Khi có những dấu hiệu như : sưng tay chân mặt, có rối loạn thị giác, nhức đầu, buồn nôn và ói thì cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bệnh THA ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Vì thế, việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai, thai nhi, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Do đó, thai phụ cần đi khám thai đều đặn, theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện THA cần đi khám sản khoa và tim mạch để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Bloomaxx