Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/03/cah.png)
Căn bệnh này có tên là beriberi, xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 nghiêm trọng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ gây liệt 2 chân, thậm chí tử vong vì suy tim.
Triệu chứng của bệnh tê phù lúc đầu âm thầm, không rõ nên ít người chú ý. Thường người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, chân đi chóng mỏi và có cảm giác nặng ở bắp chân. Về chiều tối, chân hơi bị phù ở vùng mắt cá và tê, có cảm giác râm ran như kiến bò ở bắp chân, hay bị chuột rút, thỉnh thoảng thấy tim đập hồi hộp. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng dần.
Bệnh tê phù được chia thành 3 mức độ:
– Ở mức nhẹ: bệnh nhân mới bị mất hoặc giảm cảm giác, giảm phản xạ, chủ yếu ở chi dưới. Lúc này nếu được điều trị, bệnh sẽ khỏi nhanh.
– Ở mức trung bình: bệnh nhân mất cảm giác, mất phản xạ gân xương, có hiện tượng nhược cơ, đi lại khó khăn nhưng chưa bị teo cơ hoặc teo cơ chưa rõ.
– Ở mức độ nặng: người bệnh bị phù toàn bộ hai chi dưới, mất phản xạ gân xương, mất cảm giác, bị teo cơ không đi lại được, có thể tử vong do suy tim, nhất là với trẻ em. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ một vài người nhưng cũng có thể thành vụ dịch lớn. Bệnh có thể qua khỏi nhanh khi được bổ sung vitamin B1 ngay với liều cao, nhưng cũng có thể tử vong mà không cứu chữa kịp thời.
Đối tượng dễ mắc bệnh là những người lao động nặng trong môi trường nóng ra mồ hôi nhiều mất vitamin B1; Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, nuôi con bú hoặc sau khi sinh ăn kiêng nhiều; những người hay mắc các bệnh đường ruột, sốt kéo dài…Nguyên nhân gây bệnh do ăn gạo xay xát quá kỹ (2-3 lần), ăn gạo từ thóc bị úng nước lâu ngày đã mất hết vitamin hoặc ăn gạo để lâu bị mốc, lượng vitamin còn rất thấp, sử dụng các loại rau chứa ít vitamin B1 hoặc ít ăn rau xanh…
Để điều trị bệnh tê phù, người bệnh cần được bổ sung vitamin B1, liều lượng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế đi lại. Tăng cường ăn các chất giàu đạm, bổ sung các vitamin từ hoa quả, rau xanh…Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh tê phù không nên ăn gạo quá cũ, gạo xay xát quá trắng. Cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin B1 hằng ngày như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng, thịt (bò, lợn), bầu dục, gan (bò, lợn), lòng đỏ trứng, rau tươi như (giền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, đậu cô ve, đậu đũa, đậu Hà Lan…). Bởi nếu chỉ ăn cơm là chủ yếu, ít dùng các thực phẩm khác thì cũng dễ bị tê phù, vì lượng gạo chúng ta ăn hằng ngày chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu vitamin B1 của cơ thể.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ
Bài viết liên quan:
-
Tác dụng phụ của vitamin A
Y học thường thứcVitamin A được dùng trong điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh lý, hội chứng liên…
-
Triệu chứng ở giai đoạn muộn của ung thư gan
Y học thường thứcUng thư gan là bệnh lý có diễn biến âm thầm và khó nhận biết ở những giai đoạn sớm.…
-
Thai và vết mổ cũ
Y học thường thứcTrước hết, bạn không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi…
-
Hóa giải rào cản tâm lý cho người phục hồi sau tai biến
Y học thường thứcTai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây…
-
Bài tập yoga cho bà bầu
Y học thường thứcYoga là bộ môn khoa học rèn luyện lý tưởng được các mẹ bầu lựa chọn. Bao gồm đa dạng…
-
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nên ăn gì, kiêng gì?
Y học thường thứcKinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng…
-
Qui trình tẩy trắng răng
Y học thường thứcTẩy trắng răng là kỹ thuật cho phép làm sáng màu bên trong của răng, nhằm trả lại độ sáng…
-
Hiểu đúng về tầm soát ung thư
Y học thường thứcTầm quan trọng của tầm soát ung thư Bạn có biết Việt Nam là một trong những nước có tỷ…
-
Bệnh tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị
Y học thường thứcHiện nay có rất nhiều người bị tóc bạc sớm làm mất đi sự tự tin trong cuộc sống và…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể
Y học thường thứcLo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược…
-
Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
Y học thường thứcMột giấc ngủ trưa đúng, đủ và khoa học sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp loại bỏ cảm…
-
Những loại ung thư có khả năng chữa được cao nhất
Y học thường thứcDo khoảng thời gian được sống thêm kể từ lúc xác định bệnh đến khi tử vong của đa số…
-
Chỉ số HDL – Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?
UncategorizedRối loạn lipid máu, đặc biệt là rối loạn cholesterol máu là bệnh rất hay gặp hiện nay, xu hướng…
-
Các triệu chứng cảnh báo tắc ruột
Y học thường thứcNhận biết sớm triệu chứng tắc ruột sẽ giúp nhanh chóng chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có…
-
Những dấu hiệu cho biết bạn cần siêu âm tuyến giáp
Y học thường thứcTuyến giáp là một cơ quan có nhiều bệnh lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt…
-
Bảo vệ sức khỏe gia đình khi dịch sốt xuất huyết bùng phát
Y học thường thứcMùa mưa bắt đầu, không khí trở nên ẩm ướt là thời điểm lý tưởng để các loại ký sinh…
-
Ngủ không đủ giấc có thể tàn phá cơ thể bạn
Y học thường thứcNhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng…
-
Thực phẩm giúp giảm đau cổ họng tốt
Y học thường thứcĐau họng có thể do nhiễm vi khuẩn, việc bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể…
-
Nhịn tiểu, nhiều tác hại
UncategorizedHiện nay, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ…
-
Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Y học thường thứcTheo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành…
-
Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2: Ưu điểm và Nhược điểm
UncategorizedNhư chúng ta đã biết đại dịch Covid 19 đã lan rộng ra toàn cầu, theo số liệu thống kê…
-
Đeo khẩu trang có bảo vệ bạn khỏi dịch 2019 – nCoV
Y học thường thứcLoại khẩu trang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay là khẩu trang y tế và khẩu trang 3M 9051V…
-
Hiểu về tăng huyết áp cấp cứu
Y học thường thứcTăng huyết áp là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, và là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh…
-
Làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại: Cảnh giác hội chứng thị giác màn hình
Y học thường thứcHội chứng thị giác màn hình là một bệnh lý nghiêm trọng về mắt và thường dễ mắc phải vì…
-
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
Y học thường thứcHạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ…