Chi tiết bài viết

Trồng răng giả có đau không, có nguy hiểm gì không ?

1. Trồng răng giả có đau không?

Với các trường hợp mất răng đều ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn nhai, thẩm mỹ và gây nhiều hậu quả xấu về lâu dài. Trồng răng giả chính là giải pháp giúp khôi phục lại răng đã mất, ăn nhai tốt hơn, hàm răng hoàn thiện, đảm bảo về thẩm mỹ.

 

Lo lắng trồng răng giả có đau không, có nguy hiểm không?

 

Tuy nhiên, không ít người còn ngần ngại phục hình cho răng vì lo sợ đau nhức khi thực hiện. Trên thực tế, việc trồng răng giả có đau không sẽ còn tùy thuộc và phương pháp trồng răng và tình trạng răng miệng ở từng người.

Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng giả để bạn lựa chọn giúp khôi phục lại răng đã mất, đó là làm răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ và cấy ghép răng implant. Trong đó, phương pháp làm răng giả tháo lắp là phương pháp đơn giản nhất, không gây đau nhức gì cho người bệnh. Còn làm cầu răng sứ và cấy ghép implant sẽ can thiệp vào răng, xương hàm nên sẽ gây ra đau nhức, khó chịu.

Dù thực hiện bằng phương pháp nào, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề trồng răng giả có đau không. Bởi trước khi thực hiện, bác sỹ sẽ gây tê cho bạn, nên cảm giác đau, khó chịu khi thực hiện sẽ không xảy ra.

Bác sỹ tiến hành gây tê giúp người bệnh không hề có cảm giác đau nhức, khó chịu

 

+ Làm răng giả tháo lắp: Bác sỹ sẽ lấy dấu hàm để chế tạo răng giả giống với răng thật đã mất. Sau khi răng giả được chế tác xong, người bệnh chỉ cần đeo răng giả vào hàm để ăn nhai. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm, dễ bị long rơi do răng không gắn cố định, tính thẩm mỹ và độ bền không cao.

+ Làm cầu răng sứ: Đây là kỹ thuật mài cùi răng của 2 răng thật kế cận răng đã mất để làm trụ răng nâng đỡ cho nhịp cầu răng sứ. Sẽ có khoản 3 mão răng sứ được gắn liền răng sẽ được chụp lên răng thật, răng sứ ở giữa sẽ thay thế có răng đã mất.

Việc mài răng để làm trụ răng sẽ loại bỏ đi một phần men răng bên ngoài nên sẽ gây đau nhức, ê buốt cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc tê sẽ giúp bạn không phải chịu cảm giác đau nhức khi mài răng. Sau khi hoàn tất, cảm giác hơi ê răng một chút nhưng bạn có thể ngậm nước muối, kiêng tránh đồ ăn nóng lạnh khoảng 1 ngày là hết.

 

Trồng răng với phương pháp làm cầu răng sứ và cấy ghép răng implant

 

+ Cấy ghép răng implant: Được đánh giá là phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay. Răng implant gồm trụ implant, mão răng sứ và khớp nối tạo thành 1 răng giả hoàn chỉnh như răng thật. Bác sỹ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào xương hàm, tại vị trí mất răng, sau đó sẽ phục hình răng sứ lên trên implant, gắn cố định bằng khớp nối, phục hồi răng đã mất.

Rất nhiều người lo lằng trồng răng giả có đau không khi cấy ghép implant vì đây là một ca tiểu phẫu can thiệp vào xương hàm để đặt trụ implant. Việc cấy ghép implant sẽ gây đau nhức khá nhiều cho người bệnh. Nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng, vì bác sỹ sẽ gây tê cho bạn nên các cảm giác đau nhức, khó chịu khi thực hiện sẽ không có.

Sau khi trồng răng giả xong, bệnh nhân cũng sẽ được bác sỹ dặn dò, kê thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để giảm thiểu tối đa vấn đề đau nhức và giúp vết thương mau lành.

2. Trồng răng giả có nguy hiểm gì không?

Bất kỳ phương pháp điều trị nào từ đơn giản tới phức tạp đều có những ảnh hưởng, biến chứng riêng nếu việc thực hiện không tốt. Vì thế, trồng răng giả có đau không, có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sỹ, cũng như điều kiện về máy móc, thiết bị tại nha khoa mà bạn thực hiện.

Trồng răng giả có đau không, có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào bác sỹ điều trị

 

Vì thế, để an tâm khi thực hiện, cũng như có được kết quả trồng răng giả tốt nhất, bạn nên tìm chọn đến địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sỹ giỏi và được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị cũng như ứng dụng công nghệ trồng răng giả hiện đại.

Có được điều này, bạn sẽ không phải băn khoăn về vấn đề đau nhức hay nguy hiểm khi thực hiện. Bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn sớm có được kết quả trồng răng giả an toàn, cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ.

Nguồn: Nha khoa Kim