Chi tiết bài viết

3 chức năng của dịch não tủy

Dịch não tủy là chất lỏng xung quanh não và tủy sống, có vai trò quan trọng lấy các nguồn cung cấp cần thiết từ máu và loại bỏ các chất thải từ các tế bào não, bảo vệ tế bào não.

1. Dịch não tủy là gì?

  • Dịch não tủy là một dịch ngoại bào đặc biệt, không màu đi xung quanh não và tủy sống có vai trò bảo vệ não bộ và tủy sống.
  • Thông thường ở người trưởng thành thường số lượng dịch não tủy khoảng 140ml và dịch não tủy đổi mới từ 3 đến 4 lần trong 24 giờ.
  • Chức năng của dịch não tủy chủ yếu là bảo vệ não bộ và tủy sống chống lại những sang chấn cơ học đồng thời tham gia vào nhiệm vụ dinh dưỡng, chuyển hóa của hệ thần kinh trung ương.

2. Nguồn gốc của dịch não tủy

  • Dịch não tủy được tạo ra từ đám rối mạch mạc chứa đầy trong các não thất bên, qua lỗ Monro vào não thất III, qua lỗ Luschka vào khoang dưới nhện của não và qua lỗ Magendie thông với khoang dưới nhện của tủy sống.
  • Dịch não tủy được đổi mới liên tục, cứ mỗi 2 giờ có khoảng 20ml dịch não tủy được sinh ra và được hấp thu trở lại tĩnh mạch. Các thành phần sinh học của dịch não tủy được điều hòa thường xuyên bởi các vùng liên diện là các hệ thống các hàng rào máu – não, máu – dịch não tủy và dịch não tủy – máu

3. Chức năng của dịch não tủy

3.1 Chức năng dinh dưỡng, chuyển hóa

Dịch não tủy cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, chuyển hóa hệ thần kinh, đồng thời lấy đi các chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa, thực hiện trao đổi chất hai với tổ chức thần kinh trung ương. Cụ thể:

  • Ở giai đoạn bào thai sớm: Dịch não tủy có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi, tuy nhiên chức năng này sẽ dần mất đi khi bào thai lớn lên.
  • Dịch não tủy có khả năng làm trơn và là chất đệm giữa não và tủy sống với khung màng cứng và xương cứng bên ngoài (sọ, cột sống)

3.2 Chức năng bảo vệ

Dịch não tủy có chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước chấn thương ngoại biên thông qua 2 cơ chế:

  • Dịch não tủy làm trơn và có vai trò làm chất đệm giữa não và tủy sống với xương cứng bên ngoài, bảo vệ não và tủy không bị tổn thương bởi các sang chấn cơ học.
  • Ngoài ra dịch này giúp ngăn các chất độc tố không lọt vào hệ thần kinh. Về phương diện miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…

3.3 Chức năng vận chuyển

Dịch não tủy đảm nhiệm chức năng vận chuyển một số chất cần thiết cho não và cơ thể.

4. Xét nghiệm dịch não tủy giúp chẩn đoán bệnh

  • Khi hệ thần kinh trung ương có thương tổn, xuất hiện bệnh lý ở não và màng não thì dịch não tủy cũng sẽ có những thay đổi tương ứng. Vì vậy việc xét nghiệm dịch não tủy sẽ phản ảnh rõ nhất tình trạng của não và màng não nhờ sự liên hệ mật thiết với chúng.
  • Xét nghiệm dịch tũy não là xét nghiệm được thực hiện với mục đích kiểm tra tình trạng dịch não tủy, các thành phần trong dịch não tủy, đo áp lực dịch não tủy. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác các bệnh lý về não, điều trị và tiên lượng các bệnh liên quan tới hệ thần kinh trung ương như viêm tủy, viêm màng não, ung thư não,…
  • Dựa vào thay đổi của những tính chất, thành phần của dịch não tủy từ đó có thể chẩn đoán một số bệnh về não và màng não. Do đó, xét nghiệm dịch não tủy giúp chẩn đoán các bệnh như: Viêm màng não mủ, viêm màng não do virus, xuất huyết não, viêm màng não do lao, …

5. Xét nghiệm dịch não tủy được thực hiện khi nào

5.1 Mục đích

  • Nếu người có mức độ cao của một chất gọi là immunoglobulin, mà cơ thể sử dụng để chống lại bệnh tật hoặc những thứ khác liên quan đến các tế bào thần kinh, đây có thể là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng.
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh nghĩ rằng người bệnh mắc bệnh Alzheimer hoặc một loại chứng mất trí khác, một số loại protein liên quan đến căn bệnh này có thể có trong dịch não tủy.
  • Trong trường hợp dịch não tủy bị đổi màu nhiều khả năng đây là là dấu hiệu của bệnh xuất huyết não (chảy máu trong não) hoặc bệnh đột quỵ

5.2 Chỉ định

  • Nghi ngờ có tổn thương não như xuất huyết não, viêm màng não,…
  • Chọc dịch để đo áp lực dịch não tủy, sự lưu thông dịch não tủy;
  • Xét nghiệm dịch não tủy (sinh hóa, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng các men, các chất dẫn truyền thần kinh….) khi nghi ngờ tổn thương não, tủy sống.
  • Chỉ định cho mục đích điều trị: Đưa thuốc vào khoang dưới nhện tủy sống; Các thuốc gây tê cục bộ phục vụ mục đích phẫu thuật; Các thuốc kháng sinh, các thuốc chống ung thư, corticoid … để điều trị các bệnh của hệ thần kinh trung ương hoặc các bệnh rễ – thần kinh.

5.3 Chống chỉ định

  • Tăng áp lực trong sọ
  • U não
  • Phù nề não nặng
  • Tổn thương tủy cổ
  • Nhiễm khuẩn ở vùng da chọc kim
  • Rối loạn máu đông

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec