Chi tiết bài viết

Đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

HPV là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đó chính là tiêm ngừa vắc xin HPV.

1. HPV là gì?

HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Rất có thể chúng ta sẽ nhiễm virus HPV trong cuộc đời mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Trên thực tế, nếu may mắn, người bệnh có thể sẽ không gặp vấn đề gì với tất cả các virus HPV.

Nhưng một số chủng của virus HPV được coi là nguy cơ thấp và có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Ở những chủng khác được coi là nguy cơ cao và có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.

Vắc xin HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do HPV gây ra.

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Cho đến nay tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất để giúp phụ nữ chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

2. Đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin HPV không?

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, ngay cả là đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đi tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt và vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Thời điểm lý tưởng nhất là tiêm vắc xin khi chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vắc xin HPV sau khi đã có quan hệ tình dục không làm giảm tác dụng của thuốc. Khi nhiễm HPV cơ thể sẽ có cơ chế tạo miễn dịch, tuy nhiên đây là cơ chế miễn dịch thụ động, còn vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, do đó việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù đã quan hệ tình dục.

Nguồn:Bệnh Viện Vinmec