Chi tiết bài viết

Hút thuốc lá nhiều có phải là nguyên nhân gây nên ung thư thực quản hay không?

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay bệnh ung thư thực quản ngày càng gia tăng, đa dạng và nguy hiểm. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đứng thứ tư sau các ung thư tiêu hóa, ung thư dạ dày, ung thư gan, và ung thư đại tràng. Ở giai đoạn sớm, phần lớn các trường hợp mắc bệnh có rất ít các biểu hiện rõ ràng để nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác ở thực quản và vùng hầu họng. Khi các biểu hiện lâm sàng trở nên rõ ràng thì thường đã ở giai đoạn muộn, kéo theo việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn, với độ tuổi thường trên 50.

2. Hút thuốc lá nhiều có phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư thực quản?

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư thực quản do hút thuốc là lên đến hơn 80%, do thuốc lá đi vào cơ thể khi tác động lên thanh quản.

Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm xì gà, thuốc lá, đường ống …là nguyên nhân chính gây nên ung thư thực quản. Người hút thuốc lá mỗi ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản hơn người không hút thuốc. Các mối liên kết đến ung thư tế bào thực quản càng mạnh mẽ hơn. Nếu không sử dụng thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản sẽ được giảm xuống.

3. Dấu hiệu của ung thư thực quản

  • Triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt, lúc đầu thường thấy khó nuốt nhưng không đau, sau đó khó nuốt đi kèm đau. Lúc đầu chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với các thức ăn lỏng, thậm chí là cả nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó.
  • Chảy nước bọt kèm theo hơi thở hôi, ợ hơi và sặc
  • Một vài trường hợp sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn. Khi tế bào ung thư lan ra xung quanh, người bệnh cảm thấy đau ngực hơn.
  • Do không ăn và nuốt được nên bệnh nhân bị sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt.
  • Người mắc bệnh sẽ bị thiếu máu nhẹ và hay xảy ra chậm tuy nhiên đôi khi cũng có dấu hiệu chảy máu rõ gây thiếu máu cấp, khi đó ung thư đã đi vào động mạch chủ có thể gây ra chảy máu vào thực quản gây chết đột ngột.
  • Một vài triệu chứng khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển như tức nặng, cảm giác vướng… Tùy theo sự ảnh hưởng của khối u tới các cơ quan trên cơ thể, xuất hiện các triệu chứng khác nhau như khó thở, ho khan, khạc đờm, khàn giọng, buồn nôn…

4. Để chẩn đoán ung thư thực quản thì cần phải làm gì?

Việc chẩn đoán sớm ung thư thực quản là rất quan trọng. Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ở các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm. Việc chẩn đoán ung thư thực quản dựa vào các triệu chứng của bệnh kết hợp với chụp Xquang thực quản, đồng thời thực hiện các xét nghiệm khác. Để chẩn đoán sớm và chính xác căn bệnh này, bệnh nhân cần được nội soi kết hợp với siêu âm và sinh thiết.

  • Chụp Xquang: Chụp Xquang thực quản cần được thực hiện ở tư thế nằm. Khi thực hiện phương pháp này, có thể thấy hình ảnh cứng một đoán của thực quản hoặc hình ảnh hẹp lòng thực quản, có thể thấy được hình ảnh khối u.
  • Phương pháp chụp cắt lớp tỷ trọng: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm và độ chính xác cao hơn chụp Xquang, nhất là khi tế bào ung thư đã lan vào vách thực quản. Ngoài ra, chụp cắt lớp tỷ trọng còn phát hiện di căn vào trung thất.
  • Thực hiện nội soi: Nội soi thực quản đi kèm sinh thiết là xét nghiệm bắt buộc trong trường hợp chụp Xquang không xác định được bệnh. Phương pháp này giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ lan rộng của ung thư và bản chất học của khối u. Bên cạnh đó việc kết hợp nội soi và chải nhuộm tế bào học cho ra kết quả dương tính ung thư cao trên 90% trường hợp.
  • Thực hiện siêu âm qua nội soi: Phương pháp này giúp chẩn đoán được độ sâu của khối u xâm nhập vào vách thực quản, đồng thời đánh giá được sự xâm nhập của ung thư vào hạch bạch huyết thực quản.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec