Chi tiết bài viết

Thế nào là rối loạn tri giác?

Tri giác là một quá trình tâm lý, có khả năng tập hợp các đặc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng, do các giác quan phản ánh một cách khách quan thống nhất, trọn vẹn. Rối loạn tri giác thường gặp, nó luôn báo hiệu một bệnh lý của hệ thần kinh.

1. Nguyên nhân rối loạn tri giác

Thông thường, những dấu hiệu rối loạn tri giác thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

  • Dùng thuốc đặc biệt là thuốc kháng anticholinergic, narcotics, và benzodiazepines.
  • Quá liều thuốc: ngộ độc rượu và cai rượu, thuốc phiện, thuốc lắc, LSD, GHB, PCP, ketamine, cocaine.
  • Độc chất: chất hít, carbon monoxide, ethylene glycol, thuốc trừ sâu.
  • Rối loạn điện giải: hạ glucose máu, tăng glucose máu, hạ natri máu, tăng natri máu, hạ canxi máu, tăng canxi máu, hạ magie máu.
  • Suy hô hấp, suy gan, suy thận, suy tim.
  • Thiếu vitamin B12, thiamine, folate, niacin..
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: viêm màng não, viêm não, áp xe não
  • Đột quỵ thiếu máu não cục bộ và xuất huyết: nhất là những sang thương đồi thị và vùng đỉnh không ưu thế.

2. Bạn biết gì về rối loạn tri giác?

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tri giác thường gặp phải một trong số những trường hợp sau:

2.1 Ảo tưởng (tri giác nhầm)

Ảo tưởng là rối loạn tri giác về một sự vật hay một hiện tượng khách quan có thật ở bên ngoài. Có thể gặp ảo tưởng ở người bình thường trong các điều kiện đặc biệt làm trở ngại quá trình tri giác: ánh sáng lờ mờ, tiếp nhận thông tin không đầy đủ, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi.

Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa. Ngoài ra, ảo tưởng cũng còn là một hiện tượng hay gặp trong các trạng thái bệnh lý tâm thần.

Các loại ảo tưởng:

  • Ảo tưởng cảm xúc
  • Ảo tưởng lời nói
  • Ảo ảnh kỳ lạ

2.2 Ảo giác

Ảo giác là tri giác như có thật về một sự vật hoặc một hiện tượng không tồn tại trong thực tế khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. Có nhiều cách phân chia ảo giác:

Chia theo hình tượng kết cấu:

  • Ảo giác thô sơ: ảo giác chưa hình thành, không có hình thái và kết cấu rõ ràng. Ví dụ: thấy một ánh hào quang, một đám khói, nghe tiếng rì rào..
  • Ảo giác phức tạp: ảo giác có hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian: thấy người đem dây đến trói mình, tiếng nói từ trong tường..

Chia theo các giác quan: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác và ảo giác nội tạng

  • Ảo giác đặc biệt

Ảo thanh chức năng: Ảo thanh xuất hiện đồng thời với một âm thanh có thực bên ngoài. Âm thanh này mất đi thì ảo thanh cũng mất đi. Ví dụ vừa nghe tiếng nước chảy vừa nghe tiếng dặn dò

Ảo giác lúc giữa thức và ngủ: Ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hoặc sắp thức dậy, trong bóng tối hoặc ánh sáng lờ mờ. Ảo giác thường lặp đi lặp lại với tính chất ám ảnh hay tính định hình.

3. Rối loạn tri giác hay rối loạn tâm lý – giác quan ?

Rối loạn tâm lý – giác quan gần giống rối loạn tri giác nhưng chúng bền vững và dai dẳng hơn. Người ta chia rối loạn tâm lý giác quan thành hai loại:

Bệnh nhân còn biết bản chất của đối tượng tri giác không thay đổi và biết đối tượng chỉ thay đổi một vài khía cạnh, một vài thuộc tính nào đó thôi. Các thuộc tính biến đổi thường là: hình thái, chiều cao, kích thước, màu sắc, chuyển động hay im lìm, khoảng cách xã gần… Nếu chỉ một vài thuộc tính của đối tượng thay đổi thì gọi là cảm giác biến hình. Nếu có nhiều thuộc tính thay đổi làm cho đối tượng gần như thay đổi hẳn thì gọi là cảm giác loạn hình.

Giải thể nhân cách: Có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm cơ thể (rối loạn sơ đồ cơ thể): không có tim, tai ở sau, tay chân nặng như chì… Có thể tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý: cảm xúc, ý nghĩ, tác phong đã biến đổi, nhân cách không giống như củ nữa..

Hội chứng rối loạn tâm lý giác quan này có thể gặp trong các bệnh nhân tâm thần thực tổn, tâm thần phân liệt và rối loạn tâm thần do dùng các chất.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec