Cách điều trị suy tim và người bệnh suy tim cần lưu ý gì?

Điều trị
Ban đầu điều trị suy tim nhằm mục đích giảm triệu chứng của suy tim (chủ yếu là khó thở và phù). Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của suy tim, các bác sỹ sẽ chỉ dùng thuốc hoặc có thêm các biện pháp hỗ trợ tích cực như thở ôxy, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.
Điều trị căn nguyên gây suy tim, cùng với việc điều trị triệu chứng. Việc điều trị nguyên nhân rất quan trọng, có thể tiến hành ngay nếu có thể (suy tim do truyền nhiều dịch, do tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim cấp, thiếu vitamin B1, suy hoặc cường chức năng tuyến giáp…), hoặc sau khi triệu chứng suy tim đã ổn định và tình trạng bệnh nhân cho phép. Ví dụ: nếu do hở hay hẹp van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim…
Lời khuyên đối với bệnh nhân bị suy tim
Về chế độ ăn: Cần giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột ngọt (là một dạng muối), các đồ chế biến sẵn. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam; Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng; Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì; Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu; Không hút thuốc lá.
Về tập luyện, hoạt động thể lực phải phù hợp, tránh gây quá tải cho tim, nên theo lời khuyên của bác sỹ. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tuy nhiên, không giống như các cơ bắp khác, hoạt động nhiều không làm tim khoẻ hơn mà có thể còn có hại nếu quá mức. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sỹ. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần.Dừng ngay các hoạt động thể lực như bơi, đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.
Theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.
Uống thuốc đều theo đơn: Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Đi khám ngay: Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
Bài viết liên quan:
-
Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
TẤT CẢTiêu chảy là bệnh lý dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Những trường hợp bệnh…
-
Phòng ngừa và điều trị tiền sản giật cho thai phụ
Hỏi đáp sức khỏeTiền sản giật đã tước đi mạng sống của rất nhiều phụ nữ mang thai hoặc khiến cho họ phải…
-
Đau đầu nhức mắt là bệnh gì?
MẮTCác bác sĩ thường gặp khá nhiều than phiền của người bệnh về triệu chứng đau đầu kèm theo nhức…
-
Trên 26 tuổi có tiêm được vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?
SẢN PHỤ KHOATất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung khi bắt đầu có quan…
-
Đối với người đã bị đột quỵ hoặc đã từng có cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần quan tâm điều gì đến huyết áp?
TẤT CẢ- Đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao nhất là những người có đồng thời nhiều yếu tố nguy…
-
Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?
NỘI THẦN KINHThực chất, đột quỵ và tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một bệnh. Đây là 2 cụm…
-
Biểu hiện thường gặp của suy tim
Hỏi đáp sức khỏeSuy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo…
-
Đột quỵ là gì?
NỘI THẦN KINHĐột quỵ là gì? Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho…
-
Bệnh máu khó đông có di truyền?
TẤT CẢHiện nay, tại Việt Nam có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông và chỉ có khoảng 50% bệnh…
-
Corona tàn phá cơ thể chúng ta như thế nào?
HÔ HẤPCũng giống như cúm, COVID-19 là một bệnh đường hô hấp. Vì vậy với gần hết các bệnh nhân nhiễm…
-
Tại sao uống rượu gây đau đầu?
NỘI THẦN KINHNhiều người uống quá nhiều rượu vào buổi tối thường bị đau đầu sáng hôm sau khi thức dậy. Đặc…
-
Xuất huyết não có chữa được không?
Hỏi đáp sức khỏeLo sợ bị đe dọa tính mạng nếu mắc bệnh, rất nhiều người muốn tìm hiểu xuất huyết não có…
-
Sốc phản vệ
Hỏi đáp sức khỏeSốc phản vệ luôn là tai biến không chỉ gây hoang mang cho người nhà người bệnh mà còn cho…
-
Thoái hóa khớp gối, nên làm gì?
CƠ XƯƠNG KHỚPThoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh…
-
Mổ lasik chữa cận thị có an toàn không?
MẮTMổ lasik chữa cận thị là một phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm, mức độ an toàn cao,…
-
Những biểu hiện lâm sàng của ung thư dạ dày là gì?
TẤT CẢThường thì một tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước rất nhỏ, cỡ vài…
-
Đau ở đỉnh đầu là bị làm sao?
NỘI THẦN KINHHiện tượng đau ở đỉnh đầu khá phổ biến đối với nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, và…
-
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ?
TẤT CẢĐiều trị rối loạn lipid máu: - Tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đi xe đạp, bơi…
-
Bó bột gãy xương bàn chân: Cần lưu ý gì?
CƠ XƯƠNG KHỚPXương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ…
-
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường
MẮT1. Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì? Bệnh lý võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một bệnh…
-
Tại sao uống nhiều rượu gây viêm tụy cấp?
NỘI TIẾTTrong những năm gần đây, rượu đang trở thành nguyên nhân chính gây ra viêm tụy cấp tính. Nếu không…
-
Huyết áp là gì?
TẤT CẢHuyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi máu chuyển động trong cơ thể chúng ta.…
-
Tại sao đái tháo đường dẫn tới suy thận?
NỘI TIẾTBệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có khoảng 20- 40% bệnh nhân đái…
-
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường như thế nào?
NỘI TIẾT1. Phát hiện sớm các nguy cơ để chủ động phòng tránh bệnh: - Gia đình có bố mẹ, anh…
-
Xét nghiệm beta hCG là gì và những điều cần biết?
SẢN PHỤ KHOAXét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hGC. Đây là loại hormone chỉ được…