Khuyến cáo tần suất tẩy giun hợp lý
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/10/d.png)
Nhiễm giun sán là một trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến, thường xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học và cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các loại giun đường ruột ở người gặp chủ yếu bao gồm giun đũa giun móc, giun tóc và giun kim.
1. Nguyên nhân nhiễm trùng giun
Người nhiễm bệnh thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn ô nhiễm, qua rau sống, nước uống và vệ sinh bàn tay không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh tay sạch sẽ. Nhiễm giun sán thường gây ra một số các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, bụng chướng, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột.
Một số trường hợp các búi giun có thể gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông trong lòng ruột (tắc ruột) mà nếu không được xử trí có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như tử vong.
2. Tần suất tẩy giun hợp lý
Tổ chức WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên
Chống chỉ định của tẩy giun:
- Người đang mắc các bệnh cấp tính, sốt > 38,5° C
- Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Tần suất tẩy giun theo khuyến cáo WHO
Trẻ em:
- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường từ 1-4 tuổi; trẻ học đường từ 5-12 tuổi (có thể tới 14 tuổi) ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.
- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%
- Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần
- Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần
Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
- Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.
- Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%
- Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần
Phụ nữ mang thai
- Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura (giun tóc) lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%
- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg
Các đối tượng khác
- Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần
- Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Các kiểu chóng mặt thường gặp
Y học thường thứcBất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị chóng mặt ù tai vì bản thân của…
-
Những điều bệnh nhân ung thư nên làm
Y học thường thứcNếu không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bệnh nhân ung thư rất…
-
Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý gì trong những ngày Tết?
Y học thường thứcTăng huyết áp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Phần lớn người bệnh tăng huyết áp không có triệu…
-
Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ?
Y học thường thứcSảy thai là một việc hết sức đau lòng và không hề mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng.…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể
Y học thường thứcLo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược…
-
Những bệnh dễ mắc vào mùa đông
Y học thường thứcMùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa rả rích là điều kiện thuận lợi…
-
Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ
Y học thường thứcChất xơ cung cấp cho bạn một loạt các lợi ích về sức khỏe. Nó có thể làm giảm cholesterol,…
-
Phát hiện và điều trị chảy máu tử cung bất thường
Y học thường thức1. Nguyên nhân chảy máu tử cung bất thường Các tình trạng chảy máu tử cung bất thường có thể…
-
Phẫu thuật cắt dạ dày
Y học thường thức1. Dạ dày là gì ? Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nối giữa thực quản và ruột non. Sau…
-
Cách xử trí khi trẻ bị ong đốt
Y học thường thứcLàm gì khi trẻ bị ong đốt Bị ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể dễ dẫn…
-
Những điều cần biết về ung thư thực quản
Y học thường thứcUng thư thực quản là tổn thương ác tính của tế bào xuất phát từ thực quản, có thể gặp…
-
Lưu ý khi cần cầm máu nhanh
Y học thường thứcCầm máu nhanh là một trong những kỹ năng cấp cứu rất quan trọng để cứu sống và hạn chế…
-
Các loại nước nhỏ mắt nhân tạo và những lưu ý khi sử dụng
Y học thường thứcNước mắt nhân tạo là một sự thay thế lý tưởng cho nước mắt tự nhiên có tác dụng giảm…
-
Giao mùa, cảnh giác bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Y học thường thứcTổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm…
-
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm sớm
Kiến thức y khoa1. Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải những món ăn…
-
Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương
Y học thường thứcDung dịch sát trùng vết thương rất quen thuộc trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên để dùng đúng cách…
-
Các biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu tại nhà
Y học thường thứcĐau nửa đầu migraine là bệnh phổ biến ở người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nữ giới. Đau nửa…
-
Nhiều sai lầm trong chữa trị mụn
Y học thường thứcNhiều người cứ thấy mọc mụn trên mặt là nghĩ rằng mình bị... nóng gan, tự mua thuốc về bôi,…
-
Những ai không nên áp dụng chế độ ăn chay?
Y học thường thứcCó nhiều cách ăn chay nhưng không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên…
-
Các nguyên nhân khiến chân bạn bị đau
UncategorizedNguyên nhân bị đau chân rất đa dạng và gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ không nguy hiểm…
-
Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục
Y học thường thứcKể từ khi xuất hiện triệu chứng mãn dục nam, cơ thể nam giới có nhiều sự thay đổi. Bên…
-
Đặc điểm của các đốt sống cổ
Y học thường thứcCột sống bao gồm nhiều đốt xương nối liền nhau tạo nên theo chiều uốn cong nhẹ với điểm đầu…
-
Virus là gì? Sự hình thành của virus?
Y học thường thứcVirus là ký sinh trùng siêu nhỏ, thường nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn. Chúng thiếu khả năng phát…
-
Hướng dẫn trước và sau khi mổ Lasik
Y học thường thức1. Hướng dẫn trước khi mổ lasik Chuẩn bị trước phẫu thuật Không đeo kính áp tròng mềm ít nhất…
-
(English) Peanut allergy
Y học thường thứcRất tiếc, mục này chỉ tồn tại ở Tiếng Anh (Mỹ).