Bài viết liên quan
Cách nhận biết trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc rơi vào khoảng 15%.
Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.
Theo thống kê, có tới 90% các ca lồng ruột không xác định rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp xuất hiện trong ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn đến việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi dẫn đến lồng ruột. Trong một số nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân dẫn đến lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bên cạnh đó, những bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột,… cũng là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.
1. Các biểu hiện cần lưu ý của trẻ bị lồng ruột?
Trẻ bị lồng ruột thường có những dấu hiệu như:
- Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng theo từng cơn, bố mẹ có thể nhận biết bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội của trẻ, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.
- Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hay dịch vàng.
- Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm hoặc ngay sau cơn đau thậm chí xuất hiện muộn sau 24h. Xuất hiện 95 % ở trẻ còn bú.
- Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
2. Trẻ bị lồng ruột điều trị như thế nào?
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ…. Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium, thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ còn có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng…
Do nguyên nhân thực sự dẫn đến lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Bài viết liên quan:
-
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
DINH DƯỠNGHạt lứt, lúa mạch, khoai lang... là những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường để đủ năng lượng…
-
Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách đối phó khi gặp tình huống đó?
TẤT CẢMột số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau: - Đau thắt ngực: bệnh nhân…
-
Huyết áp là gì?
TẤT CẢHuyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi máu chuyển động trong cơ thể chúng ta.…
-
Cách phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường?
Hỏi đáp sức khỏeĐiều quan trọng nhất là bệnh nhân khống chế được đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu vì đây…
-
6 câu hỏi cần biết về bệnh quai bị
RĂNG HÀM MẶTQuai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus paramyxovirus. Triệu chứng kinh điển của bệnh quai…
-
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ?
TẤT CẢĐiều trị rối loạn lipid máu: - Tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đi xe đạp, bơi…
-
Sau khi chích ngừa trẻ có gặp biến chứng gì không?
CHỦNG NGỪAKhi chích ngừa một số trẻ có thể gặp phản ứng, biểu hiện qua những triệu chứng nhẹ như sưng,…
-
Bệnh vảy nến có bị lây không?
DA LIỄUVảy nến là bệnh viêm da mạn tính thường gặp do hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các…
-
Uống sắt vào lúc nào tốt nhất trong ngày?
DINH DƯỠNGSắt thuộc một thành phần cấu thành nên huyết sắc tố của hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển dưỡng khí…
-
Những điều cần biết về Phẫu Thuật Bắc Cầu Mạch Vành
TẤT CẢBệnh mạch vành là gì? Tim của bạn là một khối cơ. Như tất cả các cơ trong cơ thể,…
-
Những thực phẩm nào tốt cho người mắc bệnh sỏi thận?
NỘI TIẾTThực phẩm tốt cho người mắc bệnh sỏi thận: Khi đã mắc bệnh sỏi thận, nếu bệnh nhân ăn uống…
-
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
HÔ HẤPTràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi và thành…
-
Viêm gan E khác gì viêm gan B?
Hỏi đáp sức khỏeTrong số các bệnh viêm gan do virus, nổi bật là viêm gan E và viêm gan B. Tuy nhiên,…
-
Tại sao cơ thể cần bổ sung Vitamin E?
DINH DƯỠNGVitamin E là một chất dinh dưỡng giúp bảo vệ các tế bào cơ thể bạn khỏi các gốc tự…
-
Ăn tỏi đen có tác dụng gì? Ai không nên ăn tỏi đen?
DINH DƯỠNGTỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ…
-
Những biểu hiện lâm sàng của ung thư dạ dày là gì?
TẤT CẢThường thì một tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước rất nhỏ, cỡ vài…
-
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến ung thư đại tràng là gì?
TẤT CẢCho đến nay, mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng nhưng…
-
Điều gì đã xảy ra nếu trẻ bị loại bỏ một nửa bộ não?
NỘI THẦN KINHBộ não có hai bán cầu gồm trái và phải. Mỗi bán cầu có các khu vực khác nhau với…
-
Bệnh cơ tim hạn chế điều trị thế nào?
TẤT CẢBệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả…
-
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng?
TAI MŨI HỌNGĐối với những trường hợp thanh niên nam nữ trên 30 tuổi có nhu cầu khám định kỳ để sàng…
-
Mắc quai bị rồi liệu có bị lại nữa không?
Bệnh chuyên khoaQuai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc…
-
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?
TẤT CẢCó nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển…
-
Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
TIÊU HÓA - GAN MẬTTheo Hội khoa học Tiêu hóa tại Việt Nam, số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại…
-
Chất béo trans có nguy cơ gì với sức khỏe?
DINH DƯỠNGChất béo trans thuộc nhóm chất béo không bão hòa. Chúng dễ tìm thấy bên trong những đồ ăn: bánh…
-
Xét nghiệm sinh thiết là gì?
NỘI TIẾTSinh thiết là một trong các xét nghiệm y khoa phổ biến. Nhiều người được chỉ định làm sinh thiết…