Làm gì để tránh nhiễm vi khuẩn HP và mắc bệnh ung thư dạ dày?

Không ăn chung bát, tránh gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm hoặc thổi canh cho trẻ, chỉ cần chú ý điều chỉnh những thói quen tưởng chừng như vô hại này, bạn đã tránh cho mình và người thân phần lớn nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP – “thủ phạm” chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Các chuyên gia tiêu hóa (TP.HCM) “bật mí” cho chúng ta những cách phòng loại vi khuẩn đang có trong dạ dày hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam hiện nay.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã nhiễm vi khuẩn này, mà được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, bạn vẫn có thể tránh được bệnh ung thư dạ dày.
1. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những “con đường” nào?
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng-miệng: Vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.
2. Như vậy, thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP phải không?
Đúng như vậy. Để tránh đường lây nhiễm chính là miệng-miệng (cụ thể là nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa), chúng ta nên tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.
3. Khi bị nhiễm HP thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở mức độ nào?
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
4. Chúng ta còn cần chú ý những gì nữa để có thể dự phòng lây nhiễm, loại trừ vi khuẩn HP?
– Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ. Tránh stress, lo âu.
– Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
– Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ.
5. Nếu đã nhiễm HP, được điều trị đúng phác đồ mà bị tái nhiễm lại thì cần làm gì để tránh nguy cơ ung thư?
Nếu tái nhiễm lại lần hai, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ điều trị theo phác đồ kháng thuốc lần hai. Nếu sau đó kiểm tra lại mà vẫn còn HP (+) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm kỹ thuật sinh học phân tử, tìm chủng gen HP và làm kháng sinh đồ để có thể điều trị với kháng sinh nhạy nhất.
Nguồn: Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Thế nào là rối loạn tri giác?
MẮTTri giác là một quá trình tâm lý, có khả năng tập hợp các đặc tính riêng lẻ của sự…
-
Ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy như thế nào?
CƠ XƯƠNG KHỚPBệnh đau cổ vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi…
-
Gạo lứt và gạo trắng: Loại nào tốt hơn?
DINH DƯỠNGGạo lứt và gạo trắng đều là hai loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, rất…
-
Viêm mào tinh hoàn – Căn bệnh đáng quan tâm
DA LIỄUViêm mào tinh hoàn là một trong số những bệnh thường gặp trong hệ thống cơ quan sinh dục nam…
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
NỘI TIẾTBệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính gây ra luồng khí bị tắc…
-
Tại sao tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe?
TIM MẠCH- Tăng huyết áp thúc đẩy các bệnh lý tim mạch tiến triển, có thể dẫn đến nhồi máu cơ…
-
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?
TẤT CẢCó nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển…
-
Tại sao bạn hay bị chảy máu mũi mùa lạnh?
TAI MŨI HỌNGChảy máu mũi là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến hơn ở trẻ…
-
Chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan như thế nào?
Hỏi đáp sức khỏe1. Theo dõi chảy máu: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa, không gối đầu và xoay mặt về một…
-
Mất trí – Bệnh này nghĩa là gì?
Hỏi đáp sức khỏeKhi một người được cho là đã mất trí nhớ, vậy bệnh này có nghĩa là gì? Trong thực tế,…
-
Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm?
TẤT CẢU máu ở trẻ em thường lành tính, tự tiêu đi trước khi trẻ 10 tuổi. Tuy nhiên, cũng có…
-
Những câu hỏi thường gặp về chắp-lẹo
Hỏi đáp sức khỏeHỏi: Chắp và lẹo là hai bệnh khác nhau hay cùng một bệnh? Nếu khác nhau thì chắp khác…
-
Bóc u xơ tử cung có mất máu nhiều không?
SẢN PHỤ KHOAU xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ và khi được chỉ định phẫu…
-
Trẻ bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
MẮTNhức mỏi mắt là tình trạng thường xuyên mắc phải ở cả người lớn và trẻ em khi mắt phải…
-
Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới mắt?
MẮTThức ăn là nguồn vật chất chủ yếu để cung cấp năng lượng, khoáng chất, vitamine các thành phần quan…
-
Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
DA LIỄUNấm da đầu không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm…
-
Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin?
DINH DƯỠNGTích cực thiết lập cho mình thói quen uống vitamin vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ hình thành…
-
Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
TAI MŨI HỌNGViêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, nó có thể gây khó…
-
Viêm xoang – căn bệnh của thời đại công nghiệp
Hỏi đáp sức khỏeTrước đây, viêm xoang được coi là căn bệnh của mùa lạnh. Nhưng hiện nay ngay cả khi thời tiết đã…
-
Ung thư đại tràng là gì?
TIÊU HÓA - GAN MẬTUng thư đại tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống…
-
Gia đình có tiền sử các bệnh về mắt thì có bị di truyền không?
MẮTTùy loại bệnh, nếu là bệnh có tính di truyền thì trong gia đình có người mắc bệnh, những người…
-
Thế nào là chất béo bão hòa?
DINH DƯỠNGChất béo bão hòa là một cái tên khá quen thuộc đối với những ai có quan tâm đến chế…
-
Thế nào là tăng thân nhiệt ác tính?
NỘI TIẾTTăng thân nhiệt ác tính là một loại phản ứng nghiêm trọng xảy ra đối với các loại thuốc đặc…
-
Sốt siêu vi là gì và lây qua đường nào?
TẤT CẢSốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần…
-
Tại sao cơ thể cần bổ sung Vitamin E?
DINH DƯỠNGVitamin E là một chất dinh dưỡng giúp bảo vệ các tế bào cơ thể bạn khỏi các gốc tự…