Quai bị – bệnh truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/10/ham.png)
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên và lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ em tuổi thanh thiếu niên. Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc trị đặc hiệu. Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể bị các biến chứng nguy hiểm.
1. Biến chứng của bệnh quai bị
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài => tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng => có thể dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng: biểu hiện đau bụng, rong kinh, đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
- Viêm não, viêm màng não.
Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ em.
2. Triệu chứng bệnh quai bị như thế nào?
- Đau góc hàm là triệu chứng điển hình của quai bị.
- Khởi đầu triệu chứng bệnh quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác mà không chú ý kiêng cữ, khiến cho bệnh nặng hơn.
Sau 48h thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Sưng to vùng mang tai, có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị.
- Đau họng, và đau góc hàm.
- Sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn.
- Đau cơ, mệt mỏi toàn thân
- Sợ gió, sợ ánh sáng.
Để xác định chắc chắn có thể đi làm xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm các kháng thể.
3. Khi bị quai bị phải làm sao?
- Cách ly và nên nghỉ ngơi tại giường.
- Uống nhiều nước NHƯNG không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
- Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
- Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
- Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị bị sưng to và nặng hơn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần Paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao >38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
- Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau.
4. Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp an toàn để chủ động phòng bệnh, mặc dù do vacxin quai bị được kết hợp cùng với sởi và rubella nên hiệu quả bảo vệ bệnh chỉ rơi vào khoảng từ 90 – 95%, tuy nhiên người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ít hơn nếu đã được tiêm phòng vắc xin, do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Kháng sinh và vi khuẩn: Những điều cần biết
Y học thường thứcKháng sinh đầu tiên được công bố chính là Penicillin vào năm 1929, từ đó lần lượt có rất nhiều…
-
Những ai không nên ăn cua đồng?
Y học thường thứcCua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể…
-
Cẩn trọng khi bị chậm kinh, đau bụng dưới
Y học thường thứcThông thường, nếu 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi…
-
Khí hư có mùi hôi và những điều phụ nữ nên biết
UncategorizedKhí hư có mùi hôi là một trong số những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Đây là…
-
Quai bị – bệnh truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Y học thường thứcQuai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên và lây truyền qua đường hô hấp.…
-
Cấy tinh chất DNA cá hồi: nguy hại mới từ việc làm đẹp
Y học thường thứcViệc cấy các tinh chất vào cơ thể của chúng ta - bản chất chỉ là một dạng tiêm chất dinh…
-
Những thực phẩm người bị đau mắt đỏ không nên ăn
Dinh dưỡngĐau mắt đỏ không phải là một bệnh hiểm nghèo nhưng nó gây khó trịu cho người bệnh, Để lâu ngày…
-
Nhịn tiểu, nhiều tác hại
UncategorizedHiện nay, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ…
-
Cách phòng tránh ngộ độc hải sản
Y học thường thứcHải sản luôn là nhóm thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Từ hải sản có thể chế biến ra vô…
-
Chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh trong tuổi đang phát triển
Y học thường thứcViệc quá chú tâm quá nhiều vào việc học sẽ khiến các em lo lắng, căng thẳng mà quên cung cấp năng…
-
Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh ung thư
Y học thường thứcHầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư. Họ có thể rơi vào trạng…
-
Những nguy hại của rượu tới tâm thần kinh
Y học thường thứcNước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu.…
-
Tắm đêm khuya nguy hiểm hơn bạn tưởng
Y học thường thứcTắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa và chút bỏ mọi mệt…
-
Bó bột và cách chăm sóc tại nhà
Y học thường thứcBó bột được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất…
-
Ưu điểm của tán sỏi thận ngoài cơ thể
Y học thường thứcHiện đang có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận được áp dụng. Trong đó, phương pháp tán sỏi…
-
Ăn muối như thế nào là đủ?
Y học thường thứcĂn muối như thế nào là đủ? Trái tim không thích muối. Lượng muối ăn vào cơ thể là một…
-
Top 5 hiểu sai về đau trong ung thư
Y học thường thứcVới bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh. Đau trong ung…
-
Cảnh giác khi nước tiểu sậm màu
Y học thường thứcNước tiểu bình thường trong, không màu hoặc có màu vàng. Màu sắc nước tiểu thay đổi hay nước tiểu…
-
Giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào
Y học thường thứcKhông ít các mẹ vẫn gặp khó khăn đó là cảm thấy không cung cấp đủ nguồn sữa mẹ cho…
-
Các kiểu chóng mặt thường gặp
Y học thường thứcBất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị chóng mặt ù tai vì bản thân của…
-
3 giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
UncategorizedBệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm…
-
Các bệnh nội tiết thường gặp
Y học thường thứcHệ thống tuyến nội tiết có chức năng sản sinh ra hormone giúp cơ thể kiểm soát nhiều chức năng…
-
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Y học thường thứcNhững căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp là các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ…
-
Các bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng
Y học thường thứcNuôi thú cưng trong nhà là sở thích của nhiều gia đình tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực…
-
Sự đe dọa tính mạng từ những cơn đau đầu dữ dội bất thường
UncategorizedKhi những cơn đau đầu dữ dội bất chợt xảy ra mà không giải thích được cần phải nghĩ đến…