Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu hoặc tăng cholesterol là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và có xu hướng ngày càng tăng. Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành.
Mỡ máu có dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid. Rối loạn mỡ máu (RLMM) là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể, một loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Để có thể lưu thông trong cơ thể, cholesterol và triglycerid đã gắn với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein, nhưng ba loại quan trọng là: lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL), trọng lượng phân tử cao (HDL), và trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL). LDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol, còn VLDL thì có chức năng vận chuyển tryglycerid trong máu.
Phần lớn cholesterol trong cơ thể tồn tại dưới dạng kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-C), chỉ có khoảng 1/4 đến 1/3 kết hợp với HDL (ký hiệu HDL-C). Nhiều LDL-C quá sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, do đó người ta còn gọi nôm na LDL-C là cholesterol xấu. Còn HDL-C thì có lợi cho cơ thể, nó chống lại quá trình xơ vữa động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng trong thành mạch máu trở về gan, vì vậy HDL-C còn được gọi là cholesterol tốt. Sự tăng triglycerid trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Trong cơ thể luôn luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ này- khi gọi RLMM nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần có lợi bảo vệ cơ thể.
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu về RLMM trên thế giới cho hay khi cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng 2-3 lần. Cholesterol xấu (LDL-C) tăng cao thì tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cholesterol tốt (HDL-C) trong máu nếu giảm thấp cũng tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ vữa động mạch. Còn triglycerid tăng cao nhất là ở bệnh nhân bị đái tháo đường và nguy cơ xơ vữa động mạch cũng cao hơn. Nếu LDL-C cao, nhưng HDL-C cũng cao thì ít lo ngại hơn là LDL-C cao mà HDL-C lại thấp. Bệnh RLMM không gây tác hại tức thời, nhưng tác hại về lâu dài thì nguy hiểm. Y học đã chứng minh được rằng giải quyết vấn đề mỡ máu bị rối loạn là cần thiết để hạn chế tai biến động mạch vành, mạch máu não và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.
Bài viết liên quan:
-
Đối với người đã bị đột quỵ hoặc đã từng có cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần quan tâm điều gì đến huyết áp?
TẤT CẢ- Đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao nhất là những người có đồng thời nhiều yếu tố nguy…
-
Tại sao tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe?
TIM MẠCH- Tăng huyết áp thúc đẩy các bệnh lý tim mạch tiến triển, có thể dẫn đến nhồi máu cơ…
-
Việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng,… có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ không?
TIM MẠCHViệc thay đổi lối sống cũng có thể làm giảm mức huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Một…
-
Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ?
TẤT CẢNhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, cần được phát…
-
Đột quỵ là gì, có mấy loại đột quỵ?
TẤT CẢ1. Đột quỵ là gì? Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp…
-
Ăn gì để phòng xơ vữa động mạch?
TẤT CẢXơ vữa động mạch là sự thu hẹp của động mạch do các mảng bám tạo thành trong lòng mạch…
-
Có thể tự dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hay không?
TẤT CẢNếu bạn bị tăng huyết áp, Bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê toa thuốc hạ huyết áp cho bạn.…
-
Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy tim? Suy tim có những triệu chứng thường gặp nào?
TẤT CẢNguyên nhân gây suy tim Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, do: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh…
-
Bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ có nguyên nhân giống nhau hay không?Triệu chứng và cách sơ cứu một trường hợp Nhồi máu cơ tim?
TẤT CẢ- Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể chết đột ngột bất cứ…
-
Phình động mạch chủ, căn bệnh nguy hiểm có thể điều trị được
TẤT CẢBệnh nhân A bị phình động mạch chủ bụng được phẫu thuật thành công thay đoạn phình bằng mạch máu…
-
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu?
TẤT CẢ- Nguyên nhân thứ phát: Đó là do lượng mỡ trong máu quá nhiều. Nguy cơ rối loạn mỡ máu…
-
Rối loạn lipid máu là gì?
TIM MẠCHRối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu hoặc tăng cholesterol là bệnh khá phổ biến…
-
Tăng huyết áp, có phải uống thuốc suốt đời?
TẤT CẢBệnh Tăng huyết áp (THA) rất nguy hiểm vì gây nên rất nhiều các biến chứng như: nhồi máu cơ…
-
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?
TẤT CẢCó nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển…
-
Những điều cần biết về Phẫu Thuật Bắc Cầu Mạch Vành
TẤT CẢBệnh mạch vành là gì? Tim của bạn là một khối cơ. Như tất cả các cơ trong cơ thể,…
-
Bệnh cơ tim hạn chế điều trị thế nào?
TẤT CẢBệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả…
-
Có bao nhiêu phương pháp điều trị bệnh mạch vành?
TẤT CẢCó 2 phương pháp điều trị bệnh mạch vành: Điều trị nội khoa: là phương pháp điều trị bằng thuốc;…
-
Cách điều trị suy tim và người bệnh suy tim cần lưu ý gì?
TẤT CẢĐiều trị Ban đầu điều trị suy tim nhằm mục đích giảm triệu chứng của suy tim (chủ yếu là…
-
Biểu hiện thường gặp của suy tim
Hỏi đáp sức khỏeSuy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo…
-
Suy tim là gì?
TIM MẠCHThuật ngữ “Suy tim” nhằm để chỉ tình trạng co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong…
-
Xơ vữa động mạch là gì?
TẤT CẢ1. Xơ vữa động mạch là gì? Xơ vữa động mạch là tổn thương trong đó một khối vật chất…
-
Thế nào là huyết áp kẹt?
TẤT CẢTrong tất cả các bệnh lý về huyết áp thì vấn đề gặp phải và quan tâm nhiều nhất là…
-
Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách đối phó khi gặp tình huống đó?
TẤT CẢMột số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau: - Đau thắt ngực: bệnh nhân…
-
Làm sao để ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng lên?
Hỏi đáp sức khỏeBạn có thể ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng lên bằng cách thay đổi thói quen dinh dưỡng và…
-
Động mạch vành là gì? Động mạch vành có vai trò ra sao?
TẤT CẢĐộng mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng trái tim. Tuần hoàn động mạch vành…