Cấp cứu khi bị ong đốt

Ong đốt là một tai nạn cần cấp cứu ngay vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người do nọc độc của ong. Trên thế giới, ong châu Phi có thể gây ra cái chết cho khoảng 40 người mỗi năm bằng những cuộc tấn công tập thể. Tại nước Mỹ mỗi năm có 11 người chết từ năm 1990 do loài ong này gây nên.
Ở Việt nam, thường gặp các loài ong hay đốt người là: ong vò vẽ, ong bầu, ong bắp cày, ong vàng, ong mật… Những trường hợp dễ bị ong đốt gồm: tự nhiên bị ong đốt: nếu gặp loài ong vàng, chúng có thể tự nhiên tấn công đốt người, nên khó tránh.
Tai nạn do ong đốt với trẻ em ở tuổi đi học thường do chọc phá tổ ong và thường xảy ra vào mùa hè. Biến chứng nguy hiểm có thể gây ra là sốc phản vệ. Riêng ở ong vò vẽ có thể gây suy thận cấp, huyết tán, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân.
Việc xác định loài ong đốt trẻ có thể được xác định do người nhà mang con ong đến hay thông qua việc miêu tả về đặc điểm và hình dạng con ong: ong vò vẽ: thân dài, bụng thon, thân mình có vạch vàng thường làm tổ trên cây và mái nhà. Ngoài ra cần xác định thêm về thời điểm ong đốt, và tiền sử dị ứng của bệnh nhi.
Đặc điểm lâm sàng của ong đốt bao gồm mẩn đỏ, ngứa, đau. Nốt chích của ong vò vẽ có dấu hiệu hoại tử. Triệu chứng toàn thân gồm phù, mặt đỏ, ngứa, có thể kèm các triệu chứng của suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận cấp nếu có tổn thương thận biểu hiện bằng nước tiểu màu đỏ hoặc nâu (mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong).
Việc điều trị ong đốt cần tuân theo nguyên tắc: Phát hiện và điều trị ngay sốc phản vệ, điều trị biến chứng (suy thận cấp, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan), phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng vết cắn.
Về theo dõi và chăm sóc điều dưỡng hàng ngày cần đo dấu hiệu sinh tồn, lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu, lượng xuất nhập, cân nặng mỗi ngày khi có thiểu niệu, điện giải đồ, tổng phân tích nước tiểu.
Cần tránh xa khi nhìn thấy tổ ong để phòng tránh việc bị ong đốt. Căn dặn trẻ em không nên đến gần tổ ong, không ném, phá hay lấy que chọc tổ ong. Ong thường làm tổ ở cây, khó nhìn thấy, hoặc có loài ong làm tổ dưới đất. Vì vậy không nên ra vườn vào buổi tối, khó phát hiện được tổ ong để tránh. Nếu bị ong tấn công cần nhanh chóng trùm kín mặt và các phần da bị hở. Nếu có ao nước mà biết bơi lặn, có thể lặn xuống nước để tránh bị ong đốt. Dùng mùn rơm hoặc giẻ tẩm dầu đốt có nhiều khói để xua ong đi nơi khác làm tổ.
Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Bài viết liên quan:
-
Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Y học thường thức1. Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ * Cần nhận biết những khó khăn cơ bản…
-
Rách sụn chêm – chẩn đoán và điều trị
Y học thường thứcKhớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì…
-
Tắc động mạch: Những điều cần biết
Y học thường thứcTắc động mạch ngoại biên, bệnh lý gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn tới tàn phế, hiện…
-
Kháng thể là gì? Vai trò và sự hình thành kháng thể
Y học thường thứcKhi các vi khuẩn và virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, kháng thể sẽ chống lại chúng. Trong…
-
Sưng, đau mắt cá chân: Xử trí thế nào?
Y học thường thứcSưng đau mắt cá chân là một tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày, thường gặp sau các…
-
Lưu ý khi sát khuẩn phòng, bề mặt tránh coronavirus
Y học thường thứcDịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Vì vậy việc vệ…
-
Cảnh giác nguy cơ bội nhiễm nha chu do mắc tay chân miệng
Y học thường thứcTay chân miệng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng…
-
Tầm quan trọng của chăm sóc sau khám sức khỏe tổng quát
Y học thường thứcKhám sức khỏe tổng quát nhằm phát hiện sớm các bệnh liên quan đến lối sống và các bất thường…
-
Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không?
Y học thường thứcHằng năm, số bệnh nhân ung thư gan tại nước ta ngày càng tăng. Chỉ trong năm 2018 đã có…
-
Cách nhận biết bị nhiễm giun sán
Y học thường thứcNhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Bệnh lây truyền…
-
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
UncategorizedSốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…
-
Những bài thuốc trị viêm họng tại nhà hiệu quả
Y học thường thứcViêm họng là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào.…
-
Tại sao đau gối khi ngồi xổm đứng dậy?
Y học thường thứcNgồi xổm đứng dậy đau gối là dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp chè đùi, một bộ phận của…
-
Xử lý dị vật vào mắt?
Y học thường thứcTrong công việc hay trong sinh hoạt hàng ngày, có thể sẽ bị dị vật vào mắt. Dị vật…
-
Những mũi tiêm phòng không thể thiếu cho các mẹ bầu
Y học thường thứcTrong quá trình mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, khám thai định kỳ, cũng như thực…
-
Ngoài tắm khuya, còn thói quen nào khiến chúng ta dễ bị đột quỵ
Y học thường thứcĐột quỵ phần lớn xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp người trẻ bị…
-
Các tác dụng phụ khi Xạ trị
Y học thường thứcCác tác dụng phụ khi Xạ trị thường bắt đầu nhẹ và có thể tiến triển trong quá trình điều…
-
Khí hư ra nhiều – Dấu hiệu của bệnh gì?
Y học thường thứcKhí hư ra nhiều là hiện tượng mà chị em phụ nữ hay gặp phải. Đây có thể là dấu…
-
Các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch thận
Y học thường thứcHẹp động mạch thận là bệnh lý do thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận…
-
Bí quyết giúp cải thiện giấc ngủ
Y học thường thứcTrong thời buổi bộn bề công việc như hiện nay, để có được giấc ngủ ngon đối với mọi người…
-
Tác hại của cao răng (vôi răng)
Y học thường thứcViệc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó…
-
Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường
Y học thường thứcĐi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo…
-
Cảnh giác biến chứng mắt, đau đầu do viêm xoang
Y học thường thứcViêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tới…
-
Các bệnh nội tiết thường gặp
Y học thường thứcHệ thống tuyến nội tiết có chức năng sản sinh ra hormone giúp cơ thể kiểm soát nhiều chức năng…
-
Chế độ ăn uống và vận động ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày
Y học thường thứcĂn uống và tham gia vào các hoạt động thể chất là rất quan trọng sau phẫu thuật dạ dày.…