Làm gì để tránh nhiễm vi khuẩn HP và mắc bệnh ung thư dạ dày?

Không ăn chung bát, tránh gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm hoặc thổi canh cho trẻ, chỉ cần chú ý điều chỉnh những thói quen tưởng chừng như vô hại này, bạn đã tránh cho mình và người thân phần lớn nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP – “thủ phạm” chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Các chuyên gia tiêu hóa (TP.HCM) “bật mí” cho chúng ta những cách phòng loại vi khuẩn đang có trong dạ dày hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam hiện nay.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã nhiễm vi khuẩn này, mà được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, bạn vẫn có thể tránh được bệnh ung thư dạ dày.
1. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những “con đường” nào?
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng-miệng: Vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.
2. Như vậy, thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP phải không?
Đúng như vậy. Để tránh đường lây nhiễm chính là miệng-miệng (cụ thể là nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa), chúng ta nên tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.
3. Khi bị nhiễm HP thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở mức độ nào?
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
4. Chúng ta còn cần chú ý những gì nữa để có thể dự phòng lây nhiễm, loại trừ vi khuẩn HP?
– Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ. Tránh stress, lo âu.
– Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
– Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ.
5. Nếu đã nhiễm HP, được điều trị đúng phác đồ mà bị tái nhiễm lại thì cần làm gì để tránh nguy cơ ung thư?
Nếu tái nhiễm lại lần hai, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ điều trị theo phác đồ kháng thuốc lần hai. Nếu sau đó kiểm tra lại mà vẫn còn HP (+) thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm kỹ thuật sinh học phân tử, tìm chủng gen HP và làm kháng sinh đồ để có thể điều trị với kháng sinh nhạy nhất.
Nguồn: Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bài viết liên quan:
-
6 điều cần biết về tiêm ngừa vắc-xin Quinvaxem phòng bệnh cho trẻ
Hỏi đáp sức khỏeTrẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên,…
-
Làm thế nào khi bị dị ứng thức ăn?
DA LIỄUDị ứng thức ăn là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức…
-
Bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển như thế nào? Làm sao để tự theo dõi bệnh lý này?
Hỏi đáp sức khỏeNhững tổn thương ban đầu là vi phình mạch - tức là những tổn thương trong mạch máu rất nhỏ…
-
Trẻ sốt cao tay chân lạnh có nguy hiểm không?
Hỏi đáp sức khỏeSốt là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng thay vì trẻ nóng khắp…
-
Bệnh cơ tim hạn chế điều trị thế nào?
TẤT CẢBệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả…
-
Táo có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu?
DINH DƯỠNGTáo là loại hoa quả bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong thành phần của táo cũng chứa nhiều carbs, tác động…
-
Triệu chứng của bệnh rối loại lipid là gì?
TIM MẠCHBệnh nếu ở giai đoạn muộn hầu hết đều đã biến chứng và thúc đẩy hình thành các bệnh khác,…
-
Virus corona sống ở nhiệt độ bao nhiêu?
HÔ HẤPVirus corona sống ở điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm, thường không quá 25 độ C. Trong môi trường…
-
Những triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Hỏi đáp sức khỏeNhững tổn thương ban đầu của võng mạc do tiểu đường là những tổn thương rất nhỏ (vi phình mạch).…
-
Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm?
TẤT CẢU máu ở trẻ em thường lành tính, tự tiêu đi trước khi trẻ 10 tuổi. Tuy nhiên, cũng có…
-
Rượu đi qua các bộ phận nào và “tàn phá” cơ thể ra sao?
TẤT CẢViệt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ người sử dụng rượu cao nhất thế giới hiện…
-
Có nên ăn mít khi trời nắng nóng?
DINH DƯỠNGMít là một loại trái cây mang nhiều lợi ích về sức khỏe. Hàm lượng đường trong mít là rất…
-
Sốc phản vệ
Hỏi đáp sức khỏeSốc phản vệ luôn là tai biến không chỉ gây hoang mang cho người nhà người bệnh mà còn cho…
-
Nên cho trẻ chích ngừa những bệnh gì, vào tuổi nào là thích hợp?
CHỦNG NGỪA- Tại VN đã có nhiều loại văcxin để chích ngừa và có trên 20 loại bệnh truyền nhiễm có…
-
Thiếu sắt có thể gây bệnh gì?
DINH DƯỠNGSắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong…
-
Muối: Ăn bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
DINH DƯỠNGNatri có trong muối là chất cần thiết trong hoạt động sống của cơ thể, tuy nhiên việc nạp lượng…
-
Ai dễ thiếu vitamin A?
DINH DƯỠNGVitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng…
-
Ai cần tầm soát đột quỵ?
NỘI THẦN KINHĐột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Đột quỵ…
-
Tư thế ngủ có ảnh hưởng tới việc bị nghẹt mũi?
TAI MŨI HỌNGNghẹt mũi là tình trạng các niêm mạc của một bên mũi bị ứ đầy trong khi niêm mạc ở…
-
Nếu chích ngừa không đúng thời gian có ảnh hưởng đến chất lượng phòng bệnh? Văcxin cũng có rất nhiều loại, nên chích loại nào?
CHỦNG NGỪAĐối với những văcxin đa liều tiêm, nếu tiêm chậm một thời gian cũng không ảnh hưởng đến chất lượng…
-
Tăng huyết áp, có phải uống thuốc suốt đời?
TẤT CẢBệnh Tăng huyết áp (THA) rất nguy hiểm vì gây nên rất nhiều các biến chứng như: nhồi máu cơ…
-
Biểu hiện thường gặp của suy tim
Hỏi đáp sức khỏeSuy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo…
-
Biểu hiện của suy tim là gì?
Hỏi đáp sức khỏeĐược biết đến với cái tên “Suy Tim” (Heart Failure) không có nghĩa là tim của bạn ngừng đập vì…
-
Đau nhức tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
CƠ XƯƠNG KHỚPĐAU NHỨC CHÂN TAY Đau nhức chân tay biểu hiện của bệnh gì? Đau nhức chân tay là tình trạng chân…
-
Tác hại khi không tiêm ngừa phòng bệnh Sởi và Rubella
NHI KHOATình hình bệnh sởi có khả năng bùng phát thành dịch khiến nhiều người lo lắng, nhất là các bậc…