Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ

Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu hướng dẫn những đứa trẻ biết cách tự chăm sóc răng và nướu. Để trẻ thực sự quan tâm đến vấn đề này, cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo bằng cách thực hiện những thói quen vệ sinh răng miệng, như chải răng, xỉa răng hàng ngày và kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, thường xuyên.
1. Giúp tăng sự tự tin
Những chiếc răng sâu và bệnh về nướu thường không chỉ khiến nụ cười của bạn trở nên kém thẩm mỹ, mà còn gây nên hơi thở có mùi hôi. Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ, có thể ảnh hưởng đến sự tự tin. Với tình trạng răng miệng khỏe khoắn, không bị bệnh về nướu và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Bạn có thể ăn ngon, ngủ khỏe và không phải chịu đựng nỗi thống khổ vì răng bị đau nhức hoặc do tình trạng viêm nhiễm nướu gây ra.
2. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Chứng viêm mãn tính do các bệnh về nướu gây ra đã được chứng minh có liên quan đến những vấn đề ở hệ tuần hoàn, như bệnh tim, chứng máu vón cục ở động mạch và đột quỵ.
Các cuộc nghiên cứu được tiến hành mới đây tiếp tục phát hiện các căn nguyên và tầm ảnh hưởng của các bệnh về nướu có liên hệ trực tiếp tới các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Những phát hiện trên một lần nữa chỉ rõ, việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện.
3. Giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Theo một báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, những người lớn tuổi bị các chứng bệnh về nướu (viêm sưng, chảy máu nướu) thường thể hiện kém các bài kiểm tra về trí nhớ và kỹ năng nhận thức hơn những người có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt.
Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện (ảnh minh họa)
4. Giúp giảm nguy cơ bị viêm và nhiễm trùng
Tình trạng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến sự phát triển của bệnh nhiễm trùng ở những bộ phận khác của cơ thể. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém có liên hệ đến sự tiến triển của bệnh viêm phổi ở những người già. Vì vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển lên phổi, gây ra nhiễm trùng hoặc làm tồi tệ thêm các chứng bệnh khác ở phổi. Một cuộc nghiên cứu khác đã phát hiện mối quan hệ giữa các chứng bệnh về nướu với chứng viêm và thấp khớp.
5. Giúp ổn định mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi bị bệnh đái tháo đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh về nướu hơn so với những người không bị bệnh đái tháo đường. Đồng thời, những vấn đề này khiến cơ thể bạn khó kiểm soát được mức đường huyết. Và việc giảm nguy cơ bị các chứng bệnh về nướu bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng có thể giúp kiểm soát được mức đường huyết.
6. Giúp thai phụ tránh nguy cơ sinh non
Chị em phụ nữ có thể bị viêm nướu răng trong thời gian thai nghén. Vài cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa các bệnh về nướu với nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Khi mang thai, bạn cần tới khám ở các phòng khám nha khoa hoặc các chuyên gia về bệnh nướu thường xuyên, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Bài viết liên quan:
-
Các bệnh có thể gặp ở cơ hoành
Y học thường thứcCơ hoành là phần quan trọng trong cơ thể con người và là phần cơ chủ yếu của hệ hô…
-
Hệ miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của hệ miễn dịch
Y học thường thứcVai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và…
-
Muốn hồi phục nhanh sau phẫu thuật, hãy thư giãn!
Y học thường thứcLợi ích từ thư giãn Trong 1 nghiên cứu mới đây với 160 nam giới phải phẫu thuật ung thư tuyến…
-
Lưu ý khi sát khuẩn phòng, bề mặt tránh coronavirus
Y học thường thứcDịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Vì vậy việc vệ…
-
Chăm sóc bộ máy tiêu hoá
Y học thường thứcSức khoẻ tốt, điều đó cũng có nghĩa là bạn phải có bộ máy tiêu hoá tốt. Tuy nhiên không…
-
Cảnh giác biến chứng mắt, đau đầu do viêm xoang
Y học thường thứcViêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tới…
-
Tuổi tác và nguy cơ ung thư
Y học thường thứcTuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất để phát triển ung thư. Trên thực tế, 60% những người…
-
Chế độ ăn uống và vận động ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày
Y học thường thứcĂn uống và tham gia vào các hoạt động thể chất là rất quan trọng sau phẫu thuật dạ dày.…
-
Những khó khăn có thể gặp trong điều trị loãng xương
Y học thường thứcLoãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh…
-
Mùa hè nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau
Y học thường thứcMùa hè, nhiệt độ thời tiết tăng cao dễ làm cho cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, thậm chí…
-
Những mũi tiêm phòng không thể thiếu cho các mẹ bầu
Y học thường thứcTrong quá trình mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, khám thai định kỳ, cũng như thực…
-
Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết
Y học thường thứcKhi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ…
-
Coi chừng trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ
Y học thường thứcNhiều người cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn…
-
Có 10 dấu hiệu này, nghĩ ngay tới bệnh lý tuyến giáp
Y học thường thứcTuyến giáp là một bộ phận quan trọng đóng vai trò giải phóng các hormone, có hình dạng con bướm…
-
Các kiểu loại rối loạn nội tiết thường gặp
Y học thường thứcHệ nội tiết là một hệ thống của các tuyến nội tiết, nơi sản xuất và giải phóng các nội…
-
Huyết thanh là gì? Ứng dụng của huyết thanh
Y học thường thứcHuyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch…
-
Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP
Y học thường thứcThói quen ăn uống chung, gắp thức ăn cho nhau hay mớm cơm, thổi canh cho con trẻ tưởng chừng…
-
Ăn khó tiêu, đầy hơi, ngủ kém có phải là dấu hiệu khối u phát triển trong gan hay không?
Y học thường thứcHằng năm, số bệnh nhân ung thư gan tại nước ta ngày càng tăng. Chỉ trong năm 2018 đã có…
-
Các phương pháp chống nắng, bảo vệ da hiệu quả
Y học thường thứcTrong cái nắng oi ả của mùa hè, bạn đang tìm những phương pháp chống nắng để bảo vệ làn…
-
Nhiễm ấu trùng sán lợn nguy hiểm khôn lường
Y học thường thứcSán lợn nguy hiểm thế nào? Theo Infonet, Thạc sĩ Mai Anh Lợi, Viện SR-KST-CT TP. HCM cho biết, bệnh lợn gạo…
-
Các nguyên nhân gây đau quặn thận
Y học thường thứcCơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng. Cơn đau thường dữ dội, không có…
-
Xử lý nhiễm trùng vết thương hở
Y học thường thứcTrong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương ngoài da không phải là chuyện hiếm gặp. Các…
-
Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
UncategorizedViêm loét dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này sẽ để lại…
-
Một số điều cần biết về mòn, tiêu cổ răng
Y học thường thứcMòn-tiêu cổ răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng ở vị trí gần đường nối men ngà.…
-
Ăn uống khi bị ngộ độc
Y học thường thứcTrước đây trong thời kỳ đầu bị ngộ độc thức ăn, thường phải kiêng hoàn toàn từ 8-12 giờ. Ngày…