Bệnh dịch hạch là gì và cách nhận biết

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (30 – 60%) và lây lan nhanh, cần phải kiểm dịch và khai báo quốc tế
1. Bệnh dịch hạch là gì?
- Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (30 – 60%) và lây lan nhanh, cần phải kiểm dịch và khai báo quốc tế.
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ và chủ yếu ở người dưới 20 tuổi.
- Bệnh dịch hạch dễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nhà cửa san sát nhau, điều kiện vệ sinh kém (nơi chuột dễ sinh sống) hoặc vùng có nền đất cát (bọ chét dễ sinh sống).
- Bệnh thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét.
- Nguồn bệnh chủ yếu là các loài gặm nhấm (chuột cống và chuột đồng), ngoài ra còn có chó và mèo.
- Tần suất bệnh dịch hạch ở người phụ thuộc vào 2 yếu tố: tình hình nhiễm bệnh của thú gặm nhấm tại địa phương và sự tiếp cận gần gũi giữa người và các thú vật bệnh cùng bọ chét của chúng.
2. Bệnh lây truyền như thế nào?
Vi khuẩn Yersinia Pestis xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách khác nhau:
- Đường máu: qua vết đốt của bọ chét, rận người.
- Đường hô hấp: vi khuẩn theo các giọt nước nhỏ bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân dịch hạch thể phổi.
- Đường da, niêm mạc: do tiếp xúc trực tiếp với mô của thú bệnh qua niêm mạc hầu họng, kết mặc mắt hoặc vùng da bị tổn thương.
- Đường tiêu hóa: thức ăn, nước bị ô nhiễm do chuột bệnh.
3. Biểu hiện của bệnh?
- Bệnh thường gặp ở thể viêm hạch cấp tính, ít gặp hơn là các thể nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não.
- Sau thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các dấu hiệu: Sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau bụng, mệt mỏi, ói mửa, tiêu chảy.
- Sau đó toàn phát với dấu hiệu đặc trưng: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch.
- Hạch sưng to, rất đau và thường xuất hiện ở đùi – bẹn, nách, cổ, dưới hàm…
4. Khi mắc bệnh phải làm gì?
Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh (sốt, nổi hạch…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Người bệnh cần được cách ly và có thể hồi phục nếu được chăm sóc y tế thích hợp.
5. Làm sao để phòng ngừa bệnh?
- Đảm bảo thực phẩm ăn, uống phải được che đậy an toàn và triệt nguồn thức ăn của chuột.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, bố trí, sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý tránh chuột chui rúc và làm tổ.
- Thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá huỷ nơi sinh sản của chuột.
- Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế nơi gần nhất, không diệt chuột và bọ chét khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người.
- Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và có nguy cơ phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát tình hình chuột chết, mật độ chuột, chỉ số bọ chét để chủ động phòng chống bệnh dịch.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.
- Vắc-xin phòng bệnh và kháng sinh chỉ được dùng cho những người đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Các loại viêm phổi thường gặp
Bệnh chuyên khoaViêm phổi là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp và được phân thành nhiều loại với các nguyên…
-
U mô đệm đường tiêu hóa
Bệnh chuyên khoaU mô đệm đường tiêu hóa là một loại ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc…
-
Bệnh chàm sẽ khỏi khi kịp thời phát hiện
Bệnh chuyên khoa- Chàm (eczema) là một bệnh ngoài da, chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh…
-
Bệnh ở ruột thừa
Bệnh chuyên khoaBệnh lý về ruột thừa là bệnh lý thường gặp. Vậy bạn đã hiểu ruột thừa là gì, bộ phận…
-
Đau lưng ở người lớn tuổi
Bệnh chuyên khoaĐau cấp và mạn tính là vấn đề cần quan tâm ở người cao tuổi. Theo thống kê ở các…
-
Chẩn đoán u xơ tử cung
Bệnh chuyên khoaU xơ tử cung bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ giai đoạn sinh đẻ…
-
Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaChứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân…
-
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư gan
Bệnh chuyên khoaTrong ung thư gan thường gặp tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng huyết…
-
Tai Biến Chung Trong Gây Mê – Hồi Sức
Bệnh chuyên khoaNhững biến cố trong gây mê được chia thành hai nhóm: nhóm biến cố nhẹ (incident) thường gặp, ít để…
-
Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không?
Bệnh chuyên khoaLao hạch là một loại của bệnh lao khá phổ biến. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt…
-
Nguyên nhân gây ra 90% ca ung thư phổi
Bệnh chuyên khoaThuốc lá được xem là một trong những thú tiêu khiển độc hại nhất thế giới. Chúng có khả năng…
-
Hệ lụy của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
Bệnh chuyên khoaThiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) bị…
-
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng. Bởi vì triệu chứng này cũng có thể gặp…
-
Đột quỵ – Biến chứng nguy hiểm của dị dạng mạch máu não
Bệnh chuyên khoaVới những người bị đau đầu thường xuyên, có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, cần đi kiểm tra vì…
-
Bệnh vảy nến hồng chữa trị thế nào?
Bệnh chuyên khoaBệnh vảy nến hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không…
-
Viêm da cơ địa: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaViêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với…
-
Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí
Bệnh chuyên khoaLoét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị…
-
Viêm mũi dị ứng do phấn hoa
Bệnh chuyên khoa“Dị ứng phấn hoa” là tình trạng bệnh lý khá hiếm ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở các…
-
12 dấu hiệu nghi ngờ bệnh tim mạch
Bệnh chuyên khoaKhi gặp phải bất kỳ các dấu hiệu dưới đây bạn nên chú ý vì rất có thể đó là…
-
Triệu chứng viêm phổi Corona và khuyến cáo mới nhất từ Bộ y tế về phòng chống dịch nCoV
Bệnh chuyên khoaTheo thông báo hiện nay thì virus corona hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Do vậy, để có thể…
-
Chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm trùng
Bệnh chuyên khoaBệnh ban đỏ nhiễm trùng liên quan đến cơ chế miễn dịch, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi…
-
Những điều cần biết về Viêm Amidan tái phát
Bệnh chuyên khoaViêm amidan là một tình trạng sưng, đỏ, đau các khối amidan ở hầu họng và phía sau cổ họng. Đây…
-
Đau lưng dưới: Nguyên nhân, điều trị
Bệnh chuyên khoaĐau thắt lưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề sức khỏe liên…
-
Biến chứng bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Bệnh chuyên khoaBệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một loại bệnh lý tự miễn ở người, do tình…
-
Tổng quan về bệnh huyết áp thấp
Bệnh chuyên khoaNhiều người thường lo sợ những nguy hiểm của huyết áp cao mà quên mất rằng huyết áp thấp cũng…