Bệnh sa ruột bẹn

Sa ruột bẹn, y khoa gọi là thoát vị bẹn, gặp ở nam nhiều hơn nữ, là tình trạng tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng
Ổ bụng là một khoang kín, được bọc kín bởi các cơ thành bụng trước và các cơ ở sau lưng. Ở vùng bẹn của mỗi người cả nam và nữ có một vùng gọi là tam giác bẹn, vùng này có khiếm khuyết về cơ thành bụng. Một số người khiếm khuyết này không gây biến chứng gì, một số khác lại tạo nên một khe hở làm cho thành bụng không kín gọi là ống bẹn. Qua khe đó, dịch trong bụng, ruột, có khi là mỡ chài, có khi cả ruột thừa sa ra ngoài và xuống dưới nên dân gian gọi là sa ruột bẹn, thường gọi là thoát vị bẩm sinh, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, cũng có khi ở thanh niên.
Thoát vị do nhão cơ bụng
Bệnh mắc phải này thường gặp ở người trên 40 tuổi do cơ thành bụng vùng bẹn đã nhão đi theo năm tháng, có vùng nhỏ yếu hẳn đi và không làm nổi chức năng bọc kín thành bụng.
Khi ở tư thế đứng, có gắng sức, ho rặn, áp lực trong bụng tăng cao, một số phần mềm trong bụng, thường gặp nhất là ruột có thể bị đẩy ra ngoài qua ống bẹn hay chỗ cơ bị nhão. Ruột bị sa có thể khá nhiều, có khi xuống tới bìu ở nam giới. Thông thường, tình trạng sa ruột như vậy không gây nguy hiểm gì. Người bệnh chỉ cảm thấy tức nhẹ ở bên bị thoát vị, tức nhiều hay ít tùy thuộc vào áp lực ở chỗ thoát vị. Đôi lúc người bệnh thấy tức cả trong bụng hay buồn nôn. Khi người bị bệnh nằm nghỉ vài phút khối ruột sa có thể tự chui trở về trong bụng và các triệu chứng hết hẳn. Chỉ có một số ít ruột sa xuống và dính với phần mềm xung quanh nên không tự trở về bụng được ngay cả ở tư thế nằm.
Thoát vị bẹn ở trẻ em
Tuy nhiên, tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra khi khối ruột sa xuống mà không tự trở về trong bụng được do tình trạng thắt nghẹt ở đầu ống bẹn. Lúc này, không những tình trạng lưu thông trong lòng ruột bị tắc nghẽn mà mạch máu nuôi đoạn ruột này cùng bị bóp nghẹt. Nguy cơ cho người bệnh là khúc ruột bị nghẹt đó sẽ bị hoại tử nếu không được giải phóng kịp thời. Người bệnh lúc này ở trong tình trạng cấp cứu và cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh: Phẫu thuật
Để có thể trị dứt được bệnh, hiện tại chỉ có phương pháp dùng phẫu thuật. Tuy nhiên người ta lại không yêu cầu phẫu thuật với những em bé chưa được 1 tuổi nếu không có tình trạng thắt nghẹt. Ở những em bé này, khe mà ruột chui qua có thể tự bịt kín mà không cần mổ, chỉ đặt vấn đề mổ với những thoát vị không tự hết sau 12 tháng tuổi. Một số người bệnh quá lớn tuổi, có nhiều bệnh kết hợp và bị thoát vị bẹn mắc phải thì thường được khuyên có thể đeo băng ép vùng bẹn để hạn chế thoát vị.
Ở nhóm các bệnh nhân còn lại, mổ để loại bỏ ống bẹn, sửa chữa khiếm khuyết cơ thành bụng vùng bẹn là một phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng, ít gây nguy hiểm cho người bệnh, chỉ cần nằm viện một đêm và nghỉ vài ngày sau mổ là có thể làm việc nhẹ trở lại. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị nghẹt mà tới bệnh viện cấp cứu trễ, ruột bị hoại tử nên phải cắt nối một đoạn ruột thì sẽ có nhiều nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, khi thoát vị bị nghẹt, người bệnh cần phải lập tức tới bệnh viện.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bài viết liên quan:
-
Lạc nội mạc tử cung: Các lựa chọn điều trị không cần mổ
Bệnh chuyên khoaHiện nay, có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc…
-
Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaChứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân…
-
Triệu chứng suy thận ở nam giới
Bệnh chuyên khoaSuy thận hiện nay đang là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm, và có chiều hướng gia tăng…
-
Cảnh báo sơ vữa động mạch khi rối loạn mở máu
Bệnh chuyên khoaXơ vữa động mạch là bệnh lý âm thầm, diễn tiến từ khi bệnh nhân còn trẻ và kéo dài…
-
Đau vùng thắt lưng – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bệnh chuyên khoaĐau vùng thắt lưng rất thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng…
-
Xét nghiệm bệnh down cho trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaHội chứng Down không chữa khỏi được, các triệu chứng của hội chứng này khác nhau giữa các trẻ mắc…
-
Bệnh trĩ – Biến chứng khôn lường
Bệnh chuyên khoaHiện nay, số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt đối với “dân văn phòng” là…
-
Bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Bệnh chuyên khoaBệnh tăng sản tuyến tiền liệt (TSLTTTL) là 1 trong những bệnh nam khoa gặp phổ biến ở nam giới,…
-
Hội chứng phát ban nhiễm trùng
Bệnh chuyên khoaHội chứng phát ban nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của hội chứng này là sự xuất…
-
Cách điều trị viêm amidan hiệu quả bạn nhất định không được bỏ qua
Bệnh chuyên khoaViêm amidan là một trong những bệnh lý đặc biệt phổ biến, nhất là với trẻ lứa tuổi học đường.…
-
Chẩn đoán và điều trị đột quỵ chảy máu não
Bệnh chuyên khoaĐột quỵ chảy máu não đã chiếm khoảng 15 - 20% trên tổng số những bệnh nhân bị đột quỵ…
-
Tổng quan về bệnh Phù do suy tim
Bệnh chuyên khoaPhù do suy tim là một triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, khi tim…
-
Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhược cơ
Bệnh chuyên khoaBệnh nhược cơ duchenne là một bệnh lý thần kinh gây ra bởi các rối loạn dẫn truyền thần kinh…
-
Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Bệnh chuyên khoaViêm thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Đây là…
-
Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ – một phương pháp điều trị không sang chấn, có thể ra viện ngay
Bệnh chuyên khoaPhương pháp phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler với hệ thống Trilogy không…
-
Triệu chứng nấm lang ben và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaNấm da lang ben là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi…
-
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi dễ bị bỏ qua
Bệnh chuyên khoaRối loạn tiền đình là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi.…
-
Tổng quan về bệnh huyết áp thấp
Bệnh chuyên khoaNhiều người thường lo sợ những nguy hiểm của huyết áp cao mà quên mất rằng huyết áp thấp cũng…
-
Biểu hiện bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Bệnh chuyên khoaBệnh trầm cảm là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh được chia…
-
Điều trị dự phòng bệnh loãng xương
Bệnh chuyên khoaĐiều trị dự phòng loãng xương giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và các biến chứng của bệnh như…
-
Bệnh ở ruột thừa
Bệnh chuyên khoaBệnh lý về ruột thừa là bệnh lý thường gặp. Vậy bạn đã hiểu ruột thừa là gì, bộ phận…
-
Ung thư vú
Bệnh chuyên khoaUng thư vú là ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ Việt Nam. Nước…
-
Bệnh u lympho không Hodgkin
Bệnh chuyên khoaU lympho không Hodgkin bệnh học là một dạng của ung thư hạch bạch huyết. Vậy triệu chứng u lympho…
-
Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư đại tràng?
Bệnh chuyên khoaUng thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong cao hàng thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi,…
-
Nhận diện đúng triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh
Bệnh chuyên khoaTrẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu không được phát hiện và chăm sóc, điều trị kịp…