Cách phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2018/11/af61b7494c9776304ca5d035e74ddc6d_s-2.jpg)
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng kết mạc viêm gây ra bởi vi khuẩn hoặc vi rút với biểu hiện là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị nhiễm lại sau khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ ít để lại di chứng, nhưng thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần điều trị kịp thời khi mắc bệnh.
Khi nghi ngờ bệnh mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:
- Mắt đỏ và có ghèn.
- Không giảm thị lực.
- Mi mắt sưng đau.
- Cảm giác cộm xốn như có cát trong mắt.
- Có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Đường lây bệnh:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, điện thoại.
- Dùng chung đồ như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bẩn như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Cách phòng bệnh:
Khi không có dịch đau mắt đỏ:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng gối, chăn, khăn rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt và phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
- Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối 0,9%, ngày 2-3 lần.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi có nhiều mầm bệnh như: bệnh viện, chỗ đông người…
- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đi bơi.
Xử trí khi có bệnh hoặc nghi ngờ bệnh đau mắt đỏ
- Rửa mắt 2-3 lần/ ngày bằng nước muối 0.9%.
- Tránh khói bụi, đeo kính khi ra khỏi nhà.
- Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đi bơi hay tham gia hoạt động tập thể để tránh lây nhiễm.
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc mắt.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, dùng thuốc theo đơn. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt.
- Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá hoặc chất kích thích vào mắt.
- Khi có dấu hiệu của bệnh mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Chảy máu tiền mãn kinh và chảy máu sau mãn kinh: Những điều cần biết
Y học thường thứcTiền mãn kinh, mãn kinh là thời kỳ mà cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong đó,…
-
Hạ đường huyết và một số điều cần biết
Y học thường thứcHạ đường huyết là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết…
-
Đừng coi thường chứng đầy hơi ăn không tiêu
Y học thường thứcI. Khó tiêu: Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta…
-
Triệu chứng đau ở đỉnh đầu và những bệnh liên quan
Y học thường thứcĐau ở đỉnh đầu là triệu chứng từng gặp phải ở không ít người, đó có thể là hậu quả…
-
Ưu điểm của tán sỏi thận ngoài cơ thể
Y học thường thứcHiện đang có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận được áp dụng. Trong đó, phương pháp tán sỏi…
-
3 con đường lây truyền của virus HIV
Y học thường thứcTại Việt Nam mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000 - 4.000…
-
Xử trí cơn nhược cơ nặng
Y học thường thứcNhược cơ là một bệnh tự miễn do cơ thể sản xuất các kháng thể kháng lại thụ thể tiếp…
-
Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Y học thường thứcMỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu có liên quan đến các bệnh lý tim mạch, béo…
-
7 thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm
Y học thường thứcCảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào…
-
Giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh
Kiến thức y khoaTập thể dục vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tập thể dục quá mức không…
-
Bó bột và cách chăm sóc tại nhà
Y học thường thứcBó bột được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất…
-
Báo động: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân, béo phì gia tăng nhanh
Kiến thức y khoaViệt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi…
-
Những nguy hại của rượu tới tâm thần kinh
Y học thường thứcNước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu.…
-
Nguyên nhân hình thành nấm phổi
UncategorizedNấm phổi là căn bệnh hiếm gặp ở những người có hệ miễn dịch tốt. Nấm phổi là bệnh nhiễm…
-
Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ bữa sáng
Y học thường thứcKhông ăn sáng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, bộ nhớ và hoạt…
-
Các yếu tố nguy cơ gây hẹp động mạch thận
Y học thường thứcHẹp động mạch thận là bệnh lý do thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận…
-
Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh tăng – làm sao để phòng tránh?
Y học thường thứcNguy cơ đột quỵ tăng lên tới 30% vào mùa lạnh so với các thời điểm khác - đó là…
-
Ăn uống khi bị ngộ độc
Y học thường thứcTrước đây trong thời kỳ đầu bị ngộ độc thức ăn, thường phải kiêng hoàn toàn từ 8-12 giờ. Ngày…
-
Phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe
Kiến thức y khoaKhám phụ khoa là việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tập trung vào tình trạng sức khỏe và…
-
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Y học thường thứcNhững căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp là các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ…
-
Lý do bạn tuyệt đối không nên đi chân đất
Y học thường thứcThói quen đi chân trần có thể khiến bạn bị nhiễm ấu trùng giun, dẫn đến bệnh ấu trùng di…
-
Những thói quen, sai lầm gây nguy hại đến mắt
Y học thường thứcTrong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng như “bản năng” nhưng lại gây những ảnh hưởng nghiêm…
-
Covid-19 có thể lây truyền dọc theo đường phân – miệng
Y học thường thứcNgoài con đường lây truyền phổ biến qua đường hô hấp (qua giọt bắn và qua các dụng cụ có…
-
Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng do có thai
UncategorizedKhông ít phụ nữ hiểu lầm mình đang mang thai khi bị đau bụng dù thực tế đó chỉ là…
-
Bệnh tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị
Y học thường thứcHiện nay có rất nhiều người bị tóc bạc sớm làm mất đi sự tự tin trong cuộc sống và…