Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí

Loét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do có những triệu chứng tương tự.
1. Loét sinh dục cấp tính là gì?
Loét sinh dục cấp tính hay Lipschutz ulcer là tình trạng loét âm hộ cấp tính đặc trưng bởi vết loét ở sinh dục, rất đau kèm theo sốt và sưng hạch lympho. Bệnh hiếm gặp, chưa rõ cơ chế gây bệnh, chủ yếu ở thiếu nữ chưa quan hệ tình dục (trinh nữ). Loét sinh dục cấp tính không lây qua đường tình dục nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua tình dục
Bệnh được mô tả lần đầu vào năm 1912 bởi Benjamin lipschutz thông qua báo cáo về một ca lâm sàng cấp tính được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của loét sinh dục gây đau, sốt và nổi hạch xảy ra chủ yếu ở trẻ gái vị thành niên và trinh nữ.
2. Biểu hiện loét sinh dục cấp tính
Loét sinh dục cấp tính xuất hiện dưới dạng đơn hoặc nhiều vết loét nông với các đường viền nổi rõ, sắc nét, trên phủ nhiều giả mạc màu xám hoặc vảy tiết màu nâu xám, có thể có quầng đỏ hoặc phù nề xung quanh. Bên cạnh đó còn có thể có ban đỏ thứ phát và phù. Thông thường, loét xảy ra trên các cạnh của môi bé âm hộ, nhưng chúng cũng được tìm thấy trên môi lớn, đáy chậu và ở âm đạo dưới.
Dấu loét “Kissing” thường gặp trên bề mặt đối diện với tổn thương trước đó. Kích thước các vết loét là khác nhau và thường lớn hơn 1 cm. Nhiều bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như: sốt, toàn thân mệt mỏi, loét miệng.
3. Điều trị loét sinh dục cấp tính
Mục tiêu của điều trị là giúp giảm đau, làm lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.
-
Điều trị tại chỗ:
- Vệ sinh tại chỗ
- Làm sạch tổn thương: đắp gạc ẩm, gạc vaseline.
- Sử dụng kem kháng sinh, kem có tác dụng tê tại chỗ nhằm chống nhiễm khuẩn và giảm đau: acid fucidic, lidocain gel 2% hoặc mỡ corticoid trong 7-10 ngày. Có thể dùng corticoid tiêm nội tổn thương cũng có tác dụng tốt.
-
Điều trị toàn thân:
- Việc giảm đau là điều quan trọng trong điều trị bệnh, có thể sử dụng nhóm giảm đau chống viêm non-steroid : paracetamol, acetaminophen…..Trong trường hợp đau nhiều có thể phải sử dụng tới nhóm thuốc giảm đau gây buồn ngủ.
- Sử dụng kháng sinh đường toàn thân để phòng bội nhiễm
- Sử dụng corticoid toàn thân được chỉ định nếu bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc bôi.
Nói chung, bệnh tiên lượng tốt nếu điều trị tốt trong khoảng 1 tuần. Vết loét sẽ giảm đau và xuất hiện tổ chức hạt. Theo nhiều báo cáo thông thường vết loét lành trong vòng 16-21 ngày và hầu hết bệnh thường không tái phát. Sau khi vết loét lành, nên theo dõi hàng năm để phát hiện các bệnh lý hệ thống sau đó (bệnh Crohn, bệnh Behcet).
Bệnh nhân nếu được chẩn đoán loét sinh dục cấp tính, bệnh nhân và gia đình không nên quá lo lắng vì bệnh không lây truyền qua đường tình dục và vết loét hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, không để lại di chứng.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Gãy thân xương đùi có nguy hiểm không?
Bệnh chuyên khoaXương đùi là xương dài nhất và chắc khoẻ nhất trong cơ thể. Vì xương đùi rất chắc khỏe nên…
-
Các nguy cơ có thể gây nhồi máu cơ tim
Bệnh chuyên khoaViệt Nam có đến hơn 70% tỷ lệ người bị đái tháo đường mắc bệnh nhồi máu cơ tim và…
-
Vi khuẩn HP là gì? Lây qua đường nào?
Bệnh chuyên khoaNhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu…
-
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh chuyên khoa1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Viêm loét dạ dày tá tràng là những bệnh cấp hoặc…
-
Những nhân tố khiến huyết áp thay đổi đột biến
Bệnh chuyên khoaDưới ảnh hưởng của nhịp sinh học, mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận…
-
Chẩn đoán và điều trị viêm màng ngoài tim cấp
Bệnh chuyên khoaViêm màng ngoài tim là bệnh lý tim mạch trong đó màng ngoài tim bị viêm và có thể kèm…
-
Suy tĩnh mạch chi dưới và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaSuy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm…
-
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở người lớn là các mảng tăng sản liken hóa nổi…
-
10 Signs You May Have Kidney Disease
Bệnh chuyên khoaRất tiếc, mục này chỉ tồn tại ở Tiếng Anh (Mỹ).
-
Đau vai do viêm gân – Chuyện thường ngày nơi văn phòng
Bệnh chuyên khoaTrong thời đại số này, tình trạng đau vai phổ biến ở cộng đồng nhân viên văn phòng. Đó là…
-
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Bệnh chuyên khoaGan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng…
-
Triệu chứng nấm lang ben và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaNấm da lang ben là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi…
-
Triệu chứng viêm đa dây thần kinh
Bệnh chuyên khoaViêm đa dây thần kinh là hệ quả của những tổn thương trên dây thần kinh ngoại biên. Dù có…
-
Lạc nội mạc tử cung: Các lựa chọn điều trị không cần mổ
Bệnh chuyên khoaHiện nay, có nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc…
-
Đặc trưng của ung thư vú ở bệnh nhân vị thành niên
Bệnh chuyên khoaUng thư vú là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam. Độ tuổi…
-
Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh
Bệnh chuyên khoaThiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ…
-
Đau thắt ngực trái – phải: Đừng chủ quan
Bệnh chuyên khoaKhu vực lồng ngực là nơi chứa rất nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể, chính vì thế khi…
-
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi dễ bị bỏ qua
Bệnh chuyên khoaRối loạn tiền đình là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi.…
-
Tăng huyết áp vô căn – Căn bệnh nguy hiểm của tuổi già
Bệnh chuyên khoaTăng huyết áp vô căn là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khó phát hiện và điều trị. Bệnh…
-
Sốc tim là gì? Các nguyên nhân gây sốc tim
Bệnh chuyên khoaSốc tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn, mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm…
-
Tiền đái tháo đường là gì ?
Bệnh chuyên khoaBên cạnh tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến suy dinh dưỡng, thai sản, bệnh nhiễm trùng…
-
Thoái hóa khớp gối: Nỗi ám ảnh của người cao tuổi
Bệnh chuyên khoaThoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, cũng là căn bệnh gây tàn phế cao…
-
Những điều cần biết về bệnh trĩ
Bệnh chuyên khoaTrĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, bản chất là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới niêm mạc…
-
Bệnh liệt chu kỳ Westphal
Bệnh chuyên khoaLiệt chu kỳ WESTPHAL, hay còn gọi là liệt chu kỳ do hạ Kali máu có tính chất gia đình…
-
U mô đệm đường tiêu hóa
Bệnh chuyên khoaU mô đệm đường tiêu hóa là một loại ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc…