Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP

Thói quen ăn uống chung, gắp thức ăn cho nhau hay mớm cơm, thổi canh cho con trẻ tưởng chừng như ‘’vô hại’’ nhưng cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+).
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.
Vậy vì sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày? Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
2. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng-miệng: Vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, tối cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do đó thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP
3. Khi bị nhiễm HP thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở mức độ nào?
Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
4. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc viêm loát dạ dày. Cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.
Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng)
Một trong những phương pháp xét nghiệm không xâm nhập được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, là xét nghiệm hơi thở (Test hơi thở – Urea Breath Test).
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Kinh nguyệt không đều – Những điều bạn cần biết
Y học thường thứcKinh nguyệt không đều gây nên nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài…
-
Rửa tay đúng cách quan trọng không kém đeo khẩu trang
Y học thường thứcƯớc tính 80% tổng số ca bệnh truyền nhiễm thông thường lây qua tay. Rửa tay giúp giảm 21% nguy…
-
5 cách phòng bệnh tiểu đường
Y học thường thứcHàng năm, căn bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn người trên toàn thế…
-
Đột quỵ có thể phòng ngừa
Y học thường thứcĐột quỵ xảy ra khi bị vỡ hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Nếu không chữa trị, những…
-
Những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Y học thường thứcĐể chấm dứt nỗi sợ ung thư, cách duy nhất bạn nên thường xuyên khám tầm soát ung thư. Giống…
-
Cảnh giác tắc ruột do bã thức ăn
Y học thường thứcBệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn thường rất khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân cho tới…
-
Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa
Y học thường thứcBệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Bệnh tuy không gây…
-
Viêm gan C có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng virus
Y học thường thứcViêm gan C là một bệnh gan do vi rút viêm gan C gây ra. Mức độ nghiêm trọng của…
-
Nhận thức mới về sụt cân ở bệnh nhân suy tim
Y học thường thứcChúng ta có thể đặt 1 bước gần hơn đến việc ngăn ngừa sụt cân ở bệnh nhân suy tim,…
-
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Y học thường thứcUng thư máu là một căn bệnh ác tính khiến lượng bạch cầu tăng đột biến. Có nhiều dạng ung…
-
Các lưu ý trong điều trị suy thận cấp
Y học thường thứcSuy thận cấp là bệnh lý có khá nhiều người mắc phải hiện nay, việc điều trị suy thận cấp…
-
Tắm đêm khuya nguy hiểm hơn bạn tưởng
Y học thường thứcTắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa và chút bỏ mọi mệt…
-
Sự khác nhau giữa hóa trị và liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư
Y học thường thứcHóa trị và liệu pháp nhắm trúng đích đều là hai phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả…
-
5 cách phòng bệnh tiểu đường
Y học thường thứcHàng năm, căn bệnh tiểu đường đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn người trên toàn thế…
-
Báo động: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân, béo phì gia tăng nhanh
Kiến thức y khoaViệt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi…
-
Các kiểu loại rối loạn nội tiết thường gặp
Y học thường thứcHệ nội tiết là một hệ thống của các tuyến nội tiết, nơi sản xuất và giải phóng các nội…
-
Bí quyết giúp mẹ luôn đủ sữa cho con bú
Y học thường thứcTheo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, mỗi bà mẹ sinh con đều có thể cung cấp…
-
Các bệnh lý thường gặp ở động mạch thận
Y học thường thứcĐộng mạch thận có vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp máu cho các hoạt động của thận. Các…
-
Ăn nhiều tôm, cua có làm tăng nguy cơ bị sỏi thận
Kiến thức y khoaCác bác sĩ cho biết, hầu hết các bệnh nhân bị sỏi thận khi được hỏi có ăn tôm, cua…
-
Để tự cứu mình khi lên cơn đau tim
Y học thường thứcĐa số mọi người đều biết rằng các dấu hiệu của cơn đau tim bắt đầu khi thấy đau ở…
-
Những nơi trong cơ thể tế bào ung thư thường di căn tới
Y học thường thứcUng thư di căn là tình trạng ung thư lan sang bộ phận cơ thể khác từ vị trí ban…
-
10 phương pháp chăm sóc cho đôi mắt khỏe mạnh
Y học thường thứcĐôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Cuộc sống hàng ngày, khói bụi,…
-
Những thói quen xấu khiến bạn lúc nào cũng mệt mỏi
Y học thường thứcMỗi người đều có những thói quen xấu khác nhau, tưởng chừng như điều đó là bình thường nhưng thực…
-
Đột quỵ não và những điều cần biết
Y học thường thức1) Đột quỵ não là gì? Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi cung cấp máu một bộ phận não…
-
Phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Y học thường thứcBệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.…