Hiểu đúng về tầm soát ung thư

Tầm quan trọng của tầm soát ung thư
Bạn có biết Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thuộc top 2 của thế giới không?Theo Globalcancermap.com “tỷ lệ mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138.7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc”. Thêm một số liệu nữa mà bạn nên biết đó là mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 94.000 người tử vong vì ung thư. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư.
Hiện nay, có thể nói tầm soát ung thư là một trong những cách để phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên không phải bộ phận nào trên cơ thể cũng nhất định phải tầm soát và không phải bệnh ung thư nào khi tầm soát thì người ta đều có thể phát hiện ra bệnh, mà phải làm phối hợp nhiều xét nghiệm khác, vì phương pháp tầm soát không mang lại kết quả chính xác tuyệt đối ở một số bệnh hiếm gặp. Chính vì thế trước khi tầm soát, các bác sĩ thường hỏi bạn về tiền sử gia đình và các triệu chứng đặc biệt mà bạn gặp phải từ đó mới đưa ra lời khuyên có nên tầm soát hay không.
Một số bệnh ung thư mà bạn được khuyên nên đi tầm soát.
1. Ung thư vòm họng: được tầm soát thông qua khám tai mũi họng, nội soi vòm họng và một số xét nghiệm máu bác sĩ tư vấn cho bạn.
2. Ung thư phổi: Tùy vào độ tuổi và đối tượng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể, đặc biệt là những người đang hút thuốc lá. Tầm soát ung thư phổi có thể bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CYFRA 21.1, chụp X-quang ngực, chụp CT ngực.
3. Ung thư tuyến giáp: Tầm soát ung thư tuyến giáp được khuyến khích ở cả những người trẻ và lớn tuổi, đặc biệt phụ nữ. Để tầm soát Ung thư tuyến giáp, bạn cần được làm siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm Thyroglobulin, TSH.
4. Ung thư buồng trứng: Tầm soát ung thư buồng trứng thường bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u buồng trứng CA 125, siêu âm bụng/CT bụng nếu cần.
5. Ung thư vú: Tầm soát ung thư vú có thể bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u buồng trứng CA 15.3, chụp nhũ ảnh (Mamography) kết hợp với siêu âm ngực. Tùy theo độ tuổi, hoặc các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
6. Ung thư cổ tử cung: Bệnh lý này có thể phát hiện sớm chỉ với xét nghiệm Pap’s mear và xét nghiệm HPV đơn giản, thậm chí khi tế bào mới bắt đầu thay đổi và giúp điều trị thành công 100%. Vì vậy, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 3-6 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng cũng là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu nhưng dễ dàng phát hiện sớm nhất thông qua các xét nghiệm tầm soát như nội soi đại tràng, soi đại tràng sigma, xét nghiệm tìm máu trong phân, tùy vào các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ có những chỉ định khác nhau và cụ thể khi khám.
8. Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm xét nghiệm PSA máu – dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
Các tầm soát ung thư chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sỹ.
Những tầm soát ung thư chúng tôi nêu dưới đây là một số bệnh ung thư chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ hoặc tiền sử trong gia đình đã có người gặp phải bệnh lý này.
1. Ung thư xương: là bệnh hiếm, vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh về xương đặc biệt hoặc một số điều kiện di truyền như hội chứng Li Fraumeni mới cần tầm soát.
2. Ung thư não: Tầm soát ung thư não thường bạn phải chụp CT hoặc MRI não, rất tốn kém. Hơn nữa ung thư não khá hiếm vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao như gia đình có tiền sử mắc bệnh, bác sĩ chỉ định mới nên làm.
3. Ung thư da: Đây là bệnh lý không phổ biến ở Việt Nam, hơn nữa tính hiệu quả của sàng lọc ung thư da không cao. Vì vậy, bạn cần chú ý các dấu hiệu như: sự thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dạng ở nốt ruồi đã có trước đây và đi khám nếu có bất thường.
4. Ung thư miệng: Chỉ những người có nguy cơ cao như (hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, nhiễm HPV, và hệ miễn dịch suy yếu) thì mới cần tầm soát do bệnh lý này hiếm gặp.
5. Ung thư bàng quang: Bệnh lý này khá hiếm, hơn nữa các phương pháp sàng lọc có thể không cho kết quả chính xác tuyệt đối, vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao (hút thuốc, tiền sử gia đình có người mắc ung thư bàng quang, tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc) thì các bác sĩ mới chỉ định
6. Bệnh ung thư tuyến tụy: Bệnh lý này không thể phát hiện sớm ở giai đoạn khởi phát. Do đó xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư tụy (CA 19.9) có thể không phát hiện ra bệnh, chỉ những người có nguy cơ cao (tiền sử gia đình mắc ung thư tụy, tiểu đường loại 2, béo phì, …) thì mới nên tầm soát.
7. Ung thư tinh hoàn: Những người có nguy cơ cao như gia đình có tiền sử mắc bệnh, bị tinh hoàn ẩn, hoặc nhiễm HIV mới nên tầm soát. Siêu âm tinh hoàn giúp ghi nhận hình ảnh tinh hoàn có bất thường gì hay không.
Một số cách phòng ngừa bệnh ung thư
1. Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có một sức khỏe tốt, bạn nên tránh ăn những thực phẩm nhiều cholesterol, nên ăn những thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều rau, củ quả trong mỗi bữa ăn, để cả gia đình có một sức khỏe tốt phòng ngừa nguy cơ ung thư.
2. Không hút thuốc lá.
Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hút và người hút thụ động. Đồng thời thuốc lá là một trong những tác nhân chính gây nên nguy cơ ung thư. Do vậy nếu bạn đang hút thuốc là thì hãy bỏ thuốc ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
3. Thường xuyên tập thể dục
Vận động 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần giúp điều chúng ta điều tiết tốt mức hoocmon trong cơ thể, phòng ngừa ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến sữa và ung thư kết tràng.
4. Giảm cân
Béo phì là một trong những tác nhân gây nên Ung thư tuyến sữa, ung thư tuyến tụy và một số ung thư khác chính vì vậy giữ một cân nặng hợp lý giúp bạn có một thân hình thon gọn, tự tin trong cuộc sống và phòng tránh nguy cơ ung thư.
Ung thư – một trong những nguyên nhân gây tử vong cao do bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn tại bất kỳ các quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Không ai có thể giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng chính bản thân bạn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có một cuộc lành mạnh để cùng chung tay đẩy lùi ung thư. Bloomaxx sẽ luôn sát cánh bên bạn giúp bạn hiểu rõ hơn các bệnh lý về ung thư. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi để được các Bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: www.bloomaxx.com, hotline: 0902 922 802