Hút thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/05/thu-1.png)
Ở Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh xếp thứ nhất trong số 10 loại ung thư thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là thói quen hút thuốc lá.
1. Tác hại của khói thuốc lá
Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:
- Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.
- Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,…
2. Thói quen hút thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?
Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi, miệng – nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào miệng, người hút thuốc đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.
Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.
Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư phổi của những người có thói quen hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ mắc bệnh tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.
Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam, ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọn
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Các bệnh tự miễn thường gặp
UncategorizedBệnh lý tự miễn là một trong những căn bệnh phổ biến có thể gây nguy hiểm nếu không được…
-
10 bệnh do muỗi gây ra lưu hành phổ biến ở Việt Nam
Y học thường thứcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người trên toàn thế giới tử vong…
-
3 con đường lây truyền của virus HIV
Y học thường thứcTại Việt Nam mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000 - 4.000…
-
Cách đưa oxy lên não giúp bạn luôn tỉnh táo
Y học thường thứcNão bộ thiếu oxy sẽ khiến cho các hoạt động của não bộ bị suy giảm. Người bệnh thường có…
-
Các nguyên nhân gây mất nước trong cơ thể
Y học thường thứcNước trong cơ thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng rất nhiều đến sức…
-
Bệnh “mụn” mọc chi chít bám chặt vào dây thanh quản: Người nói nhiều nói to dè chừng
Y học thường thứcTheo các bác sĩ bệnh hạt xơ, polyp dây thanh quản lành tính nhưng rất dễ mắc đặc biệt ở…
-
Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường
Y học thường thứcĐi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo…
-
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
Y học thường thứcHạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ…
-
Cấp cứu khi bị ong đốt
Y học thường thứcOng đốt là một tai nạn cần cấp cứu ngay vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con…
-
Các phương pháp thư giãn mắt khi ngồi máy tính lâu
Y học thường thứcMỏi mắt là tình trạng thường gặp ngay cả ở những người khỏe mạnh, đặc biệt trong thời buổi con…
-
Paracetamol là gì?
Y học thường thứcNgười bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Paracetamol để thuốc phát huy được công dụng…
-
Sự khác nhau giữa bán cầu não trái và phải
Y học thường thứcMột số nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh cho rằng chức năng của bộ não con người được…
-
Sự nguy hiểm của nhồi máu cơ tim
Y học thường thứcNhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được…
-
Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh tăng – làm sao để phòng tránh?
Y học thường thứcNguy cơ đột quỵ tăng lên tới 30% vào mùa lạnh so với các thời điểm khác - đó là…
-
Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
Y học thường thứcKhi các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi, sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn, tình…
-
Cảnh giác với rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ
Y học thường thứcThoái hóa đốt sống cổ là một bệnh nguy hiểm. nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra…
-
Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Y học thường thức1. Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là…
-
Biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hoá và cách đề phòng.
Y học thường thứcTrẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa làm cho cơ thể chậm phát…
-
11 nguy cơ bệnh tim mạch hàng đầu có thể bạn chưa biết
Y học thường thứcBệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với…
-
Bạn hiểu gì về nhóm máu của mình?
Y học thường thứcTrong khi phần lớn máu người được tạo thành từ những phần cơ bản giống nhau, tuy nhiên, các nhà…
-
Coi chừng trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ
Y học thường thứcNhiều người cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn…
-
7 mẹo đơn giản để đo huyết áp chính xác
Y học thường thứcĐể đo huyết áp chính xác, bạn có thể áp dụng 7 mẹo đơn giản sau: băng quấn tay hợp…
-
Uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Y học thường thứcTheo các bác sĩ Khoa Phụ Sản, để bảo vệ con, các bà mẹ cần tránh các chất kích thích,…
-
“Bản đồ cơ thể”: Bạn đã hiểu rõ về cơ thể của mình?
Y học thường thứcCác cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năng chung như…
-
Những điều bệnh nhân ung thư nên làm
Y học thường thứcNếu không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bệnh nhân ung thư rất…